Thủ tướng Hungary “phản đòn” Mỹ, giới chuyên gia bình luận gì?
Thủ tướng Hungary Viktor Orban |
Theo tờ Wall Street Journal, người đứng đầu chính phủ Hungary Viktor Orban đã nhận được lệnh chống lại "gián điệp mạng Trung Quốc" và hỗ trợ Ukraine để đối trọng với Nga.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã từ chối thực hiện cả hai yêu cầu này của phía Mỹ. Ông Orban muốn Hungary "trung lập như Áo".
Trước đó, tờ Handelsblatt, trích dẫn nguồn tin từ một quan chức trong Nhà Trắng cho biết, Hoa Kỳ yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) có những hành động tích cực hơn chống lại dự án khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2. Quan chức Mỹ nói: "Chúng tôi muốn dự án này phải dừng lại… Đã đến lúc hành động".
Tổng thống Áo Alexander Van der Bellen đã chỉ trích Mỹ gây áp lực lên Liên minh châu Âu vì dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2của Nga.
Ông Alexander Van der Bellen cho rằng: "Chính phủ Hoa Kỳ coi Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên như thuộc địa!"
Ngược lại, tờ báo viết, Thủ tướng Hungary đã thu hút đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng thông tin của đất nước, đồng thời phản đối các cuộc đàm phán giữa NATOvà Kiev ở cấp bộ trưởng. Ông Orban không hài lòng trước tình hình giảm khả năng học tiếng Hungary ở Ukraine cho các dân tộc thiểu số.
Tổng thống Nga Putin |
Vào cuối năm 2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng sự phát triển của quan hệ Nga-Hungary có thể đạt được tiến bộ đáng kể và sẽ đạt đến mốc giới hợp tác mới. Ông cũng bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ song phương Nga-Hungary trong các lĩnh vực khác nhau.
Chuyên gia của Viện nghiên cứu chính trị nhân đạo quốc tế, ông Vladimir Bruter, đã bình luận về việc truyền thông đưa tin Thủ tướng Hungary Viktor Orban từ chối thực hiện yêu cầu của Mỹ về việc gây áp lực đối với Trung Quốc và Nga.
Trả lời phỏng vấn hãng tin RT, ông Bruter nói: "Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu có cùng quan điểm với Thủ tướng Orban nên đây không phải là điều gì đáng ngạc nhiên. Vấn đề chỉ là trong suốt nhiều năm qua, Tây Âu và sau này là một phần Đông Âu đã trở nên phụ thuộc vào Mỹ trong việc xây dựng hệ thống an ninh và nhận sự hỗ trợ của Washington. Từ đó cổ xúy chủ nghĩa bành trướng chống Nga ở châu Âu. Người châu Âu không thể cùng lúc từ bỏ tất cả những điều này".
Theo ông Bruter, những tuyên bố như vậy thường vang lên từ đại diện của các quốc gia châu Âu khác, nhưng họ không thể từ chối chính sách của Washington.