Thủ khoa xuất sắc Kinh tế Quốc dân: 'Bằng cấp, điểm số vẫn luôn quan trọng'

(Dân trí) - Đối với Văn Thị Phương Thanh - thủ khoa đầu ra trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2022, điểm số không phải là tất cả, song nó lại là yếu tố để đánh giá năng lực và phản chiếu sự cố gắng của người học.

Không nên học tủ vì "dễ bị tủ đè"

Với điểm GPA 3.97/4.0, Văn Thị Phương Thanh trở thành thủ khoa xuất sắc năm 2022 của trường ĐH Kinh tế quốc dân. Chia sẻ về niềm vui này, nữ sinh cho biết: "Khi biết tin mình đạt điểm cao nhất đầu ra, bản thân em cảm thấy rất hãnh diện và hài lòng với những nỗ lực mà mình đã bỏ ra suốt thời gian qua. Thật ra, ngay từ khi vào trường, em chưa nghĩ nhiều đến việc xếp loại bằng tốt nghiệp mà cố gắng làm tốt nhất những nhiệm vụ của một sinh viên.

Từ cấp 3, em hay nghe mọi người nói với nhau "lên đại học rồi thì cứ xõa đi", nhưng em không đi theo hướng đó. Em vẫn giữ guồng học và tiếp thu kiến thức một cách chủ động và cuối cùng cũng có kết quả xứng đáng".

Thủ khoa xuất sắc Kinh tế Quốc dân: Bằng cấp, điểm số vẫn luôn quan trọng - 1

Thủ khoa đầu ra ĐH Kinh tế quốc dân năm 2022 Văn Thị Phương Thanh.

Còn nhắc đến ngành học Tài chính doanh nghiệp, Phương Thanh cũng thành thật cho biết cô lựa chọn tựa như một cơ duyên bất ngờ, vì ban đầu Thanh không có định hướng theo đuổi ngành học này. Cho đến khi được một phụ huynh của bạn cùng lớp chia sẻ và hướng nghiệp, Thanh tìm thấy sự hứng thú nên dồn hết quyết tâm để thi.

Cũng giống như nhiều sinh viên khác, Phương Thanh có một quãng thời gian cảm thấy "vỡ mộng" về cuộc sống đại học. Theo đó, "những năm đầu tiên chưa được học luôn các môn chuyên ngành, em cảm thấy có phần hụt hẫng và hoang mang. Những môn học đại cương không phải là thế mạnh của em. Tuy nhiên, không vì thế mà em bỏ bê hay buông xõa. Vượt qua những khó khăn ban đầu, em dần thích nghi và hòa nhập với môi trường giảng đường.

Phương pháp học tập của em là không để sát ngày thi mới ôn tập, vì tiếp thu kiến thức vốn là cả một quá trình dài. Hơn thế nữa, em xác định rằng cần tập trung từ những buổi học đầu tiên, không để xảy ra tình trạng học dồn, học ép và đặc biệt là không học tủ vì dễ bị tủ đè. Khi chưa hiểu bài thì em sẽ hỏi lại giảng viên hoặc trao đổi cùng bạn bè để không bị bỏ lỡ kiến thức".

Triết học là bộ môn khiến Phương Thanh cảm thấy "khó nhằn" nhất vì lượng kiến thức lớn và nếu không đào sâu thì sẽ rất khó để hiểu hết bản chất vấn đề. Để có thể chinh phục bộ môn này, Phương Thanh chọn phương pháp vạch ra từng ý chính, sau đó hệ thống lại kiến thức thành sơ đồ rồi ghi nhớ theo cách mình hiểu.

Điểm số không là tất cả nhưng là yếu tố để đánh giá năng lực

Trong cách nhìn nhận của nữ thủ khoa trường Kinh tế quốc dân, bằng cấp và điểm số vẫn luôn quan trọng. Cô lý giải, điểm số phản ánh sự cố gắng, nỗ lực của mỗi cá nhân trong suốt quá trình học tập. Hơn nữa, một người muốn đạt được thành tích thì nhất định phải luôn có mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Thanh luôn tin rằng, mọi sự nỗ lực đến cuối cùng đều nhận về "quả ngọt" xứng đáng.

Cô gái này sở hữu thành tích học tập ấn tượng, được nhiều người ngưỡng mộ. Thanh từng giành học bổng khuyến khích học tập của trường ĐH Kinh tế quốc dân 6 kỳ liên tiếp; Học bổng KEB Hana Bank năm 2019; Giải ba Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2021; Học bổng khuyến khích học tập của trường THPT Nguyễn Tất Thành suốt 3 năm cấp 3…

"Có nhiều người cho rằng, tấm bằng đại học không quan trọng về xếp hạng, vì sau khi ra trường không biết sẽ làm được những công việc nào. Em có quan điểm ngược lại. Khi mình đạt được những thành tích ấn tượng cũng là một điểm cộng đối với nhà tuyển dụng rồi. Và hơn hết, học chỉ để qua môn thì không khó nhưng để đạt điểm cao thì không hề dễ dàng.

Thủ khoa xuất sắc Kinh tế Quốc dân: Bằng cấp, điểm số vẫn luôn quan trọng - 2

Phương Thanh cho rằng, điểm số, thành tích vẫn luôn quan trọng và là yếu tố để đánh giá năng lực người học.

Tất nhiên, quan trọng hơn hết vẫn là kỹ năng làm việc, áp dụng kiến thức đã học ở trường vào thực tế, nhưng đừng phủ nhận những thành tích phải "đổ mồ hôi" mới có được của người khác.

Còn về chuyện làm công việc trái ngành nghề thì còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người hoặc nhu cầu thị trường. Học thêm được một lĩnh vực mới cũng không thừa, vì sự học luôn kéo dài chứ không bao giờ có điểm dừng", Phương Thanh tâm sự.

Tăng "đề kháng tinh thần" bằng cách chia sẻ

Với Phương Thanh, áp lực, căng thẳng là điều không ai có thể né tránh. Quan trọng hơn hết chính là cách mỗi người nhìn nhận, đối mặt và vượt qua.

Nữ sinh 2K giải tỏa tâm trạng và áp lực bằng cách chia sẻ cùng gia đình, bạn bè. Với Thanh, đây cũng là một thói quen tốt để bản thân không cảm thấy mệt mỏi hay kìm nén quá mức.

Cô kể: "Em tự nhận bản thân là kiểu người hướng nội, nhưng từ khi học được cách chia sẻ, bày tỏ với người khác, mọi chuyện trong mắt em trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Em thường kể với mẹ về những chuyện xảy ra trong ngày, những điều mình thắc mắc hay cả những yếu tố khiến mình không thấy vui. Hoặc đôi khi, em cùng bạn bè đi ra ngoài rồi cùng tâm sự.

Em cảm thấy may mắn vì bên cạnh luôn nhận được sự yêu thương, quan tâm của bạn bè, gia đình. Bố mẹ em chưa bao giờ áp lực em chuyện điểm số, thành tích mà tự bản thân em ý thức và đặt ra mục tiêu cho mình mà thôi. Ngoài ra, anh trai chính là chỗ dựa tinh thần rất vững chãi cho em, luôn ủng hộ những quyết định cho em".

Theo dantri.com.vn

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Quỳnh Lương 'Đừng làm mẹ cáu' đóng 'tiểu tam', hôn môi nóng bỏng bạn diễn nam

Quỳnh Lương bày tỏ áp lực khi thực hiện những cảnh hôn môi nóng bỏng cùng bạn diễn - diễn viên Steven Nguyễn do ngại và chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất.

Tiến sĩ công nghệ 26 tuổi nhận lương hơn 23 tỷ đồng/năm

Ninh Bác Vũ (26 tuổi) - Tiến sĩ Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc, được tập đoàn công nghệ Huawei mời về làm việc với mức lương 1 triệu USD/năm (hơn 23 tỷ/năm).

Lương 34 triệu/tháng, nữ cử nhân vẫn bỏ về quê làm công việc đặc biệt

Trương Quế Phương, 24 tuổi, ở Trung Quốc bỏ việc lương 10.000 NDT/tháng (hơn 34 triệu đồng/tháng) để về quê làm trưởng thôn.

Cô gái đạp xe 420 km, khám phá Hà Giang, Cao Bằng chỉ với 2,5 triệu đồng

Thay vì di chuyển bằng ô tô hay xe máy, Phương Nam lựa chọn “du lịch chậm” bằng xe đạp để tự do khám phá văn hóa, cảnh quan và hòa mình vào cuộc sống của người bản địa trong hành trình phượt Hà Giang và Cao Bằng suốt 8 ngày.

9X Hải Phòng đam mê làm nhà mô hình từ tăm tre

Sau 10 năm biết đến nghệ thuật làm nhà mô hình từ tăm tre, Hoàng Thế Cường (SN 1993, Hải Phòng) đã có thể làm ra hàng chục mẫu nhà đẹp mắt khiến nhiều người mê mẩn.

Chờ mẹ chạy thận, 9X Phú Yên làm điều nhiều người ngưỡng mộ

Mỗi lần ngồi bên ngoài phòng bệnh chờ mẹ chạy thận nhân tạo, Phạm Thị Thật (SN 1993, Phú Yên) lại biến những sợi dây đồng thành tác phẩm sinh động bằng đôi tay khéo léo của mình.

Nam sinh 18 tuổi 'hạ bệ' Chủ tịch Đại học Stanford

Chàng sinh viên Theo Baker trở nên nổi tiếng sau loạt bài điều tra các cáo buộc sai phạm nghiên cứu khoa học của Chủ tịch Đại học Stanford đương nhiệm, Marc Tessier-Lavigne.

Quỳnh Lương run rẩy hát về cuộc hôn nhân nhiều nước mắt

Sau phần thi ở tập 2 của Trời sinh một cặp, Quỳnh Lương nghẹn ngào chia sẻ bài hát giống câu chuyện cuộc đời.

Nghị lực phi thường của nữ luật sư khiếm thính đầu tiên ở đất nước tỷ dân

Do chưa có hệ thống hỗ trợ nên Tan Ting vẫn chưa thể tranh luận trước toà. Những nỗ lực của cô trong truyền bá nhận thức pháp luật cho người khiếm thính ở Trung Quốc được đánh giá cao.

Đang cập nhật dữ liệu !