Từ bán dạo, 9X trở thành ông chủ thương hiệu giày có tiếng ở Sài thành

Lỡ dở với tấm bằng đại học, chàng trai 9X Sài thành đam mê với giày da quyết khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng và luôn khát khao xây dựng một thương hiệu thời trang Việt ngang tầm thế giới...

 

{keywords}
Nguyễn Văn Hoang – người sáng lập thương hiệu giày Banuli ở Sài Gòn

Xuất thân từ gia đình nghèo khó ở Bình Định, khi đang là sinh viên chuyên ngành kiến trúc, nhưng chàng trai Nguyễn Văn Hoang (sinh năm 1990) đã quyết định "tạm gác" việc làm đồ án tốt nghiệp để theo đuổi đam mê kinh doanh.

Hiện nay, Hoang là chủ thương hiệu giày Banuli có xưởng sản xuất và chuỗi cửa hàng đại lý độc quyền ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh.

Từ bán giày dạo...

Hoang chia sẻ, vốn là người đam mê các sản phẩm từ da nên khi còn là sinh viên đại học đã từng tự tìm hiểu và làm túi handmade để bản thân sử dụng. Sau đó, bạn bè cũng đặt hàng ủng hộ và khuyên Hoang làm thêm để bán trên các trang thương mại điện tử.

Sẵn máu kinh doanh và nung nấu ý định khởi nghiệp một thương hiệu thời trang Việt, năm 2015, Hoang đã rủ bạn cùng góp vốn. Thế rồi, chàng trai 9X cùng bạn chạy khắp quận 12 để tìm xưởng may quần áo nhưng không tìm được mà lại vô tình tìm thấy xưởng đóng giày hộ gia đình. Sau thời gian trằn trọc suy nghĩ, Hoang đã quyết định... đi bán giày.

Thế là vừa đi làm thêm về thiết kế, cuối ngày, Hoang lại rong ruổi khắp các con phố cùng bao tải các mẫu giày để chào hàng. Hoang còn nhớ rõ, lúc đó đi mỏi chân mãi mới có một cửa hàng nhập 5 đôi giày.

Khó khăn là thế nhưng Hoang quyết không bỏ cuộc, mà tận dụng thời điểm bùng nổ của internet và mạng xã hội để bắt đầu tìm hiểu cách tiếp cận khách hàng trên google. Nhờ đó, khách hàng biết đến Hoang như một chủ xưởng sản xuất, Hoang bắt đầu có những người khách ban đầu, họ kinh doanh và bán hàng qua facebook.

Việc kinh doanh thuận lợi, khách đặt hàng thường xuyên và Hoang bắt đầu có thu nhập 4-5 triệu đồng chỉ trong khoảng 1 tuần.

{keywords}
Vì đam mê kinh doanh nên Hoang đã tạm gác việc học đại học để khởi nghiệp với giày.

...đến nhà xưởng vỏn vẹn 12 m2

Cuối năm 2015 khi chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp, chàng thanh niên 9X quyết định tạm gác lại để tập trung toàn thời gian cho công việc kinh doanh. Thời điểm ấy, khoảng thời gian mà Hoang nhớ mãi khi có đơn hàng sản xuất hàng nghìn dây lưng phụ kiện cho váy công sở xuất đi Nhật.

“Lúc đó trong tay tôi chỉ có khoảng 17 triệu đồng tiền tích góp vì hầu như số tiền tôi làm ra phần lớn là sinh hoạt và trả nợ tiền vay đi học thời sinh viên. Trong khi các xưởng sản xuất nhỏ ở TP.HCM đều không xử lý được vấn đề nguyên liệu nên họ không nhận. Tôi đã thử làm mẫu, dựa vào các mối quan hệ và đã tìm được lò thuộc da, họ có thể cung cấp da có độ dày 3-4mm.

Sau đó, tôi lại tiếp tục tìm nơi sơn da, vì sơn màu trắng nên nhiều nơi họ không nhận. Đầu khóa thì đặt làm mẫu ở xưởng làm inox rồi mang đi xi mạ màu đồng. Mẫu đã được duyệt, thương lượng giá thành công nhưng khi sản xuất lại gặp khó khăn về vốn. Thấy tôi chân thật nên đối tác họ đã đồng ý đặt cọc 70% số tiền để tôi đầu tư sản xuất.

Nhận tiền cọc, tôi đã thuê một phòng trọ 12m2 ở Biên Hòa... và đó là cái xưởng sản xuất đầu tiên của tôi”, Hoàng kể lại.

Và cùng với sự hỗ trợ của người thân, đơn hàng đầu tiên này của Hoang đã thành công.

Thương hiệu giày Banuli ra đời

Nhận thấy hiệu quả từ việc kinh doanh online, Hoang đã thuyết phục được cả em trai và anh trai của mình cùng tham gia. Đến giữa năm 2017, anh em cùng nhau mở công ty, thời điểm đó thương hiệu giày Bernuli ra đời, sau đó Hoang đã đổi tên thành Banuli. Cửa hàng bán giày đầu tiên được mở ở đường Quang Trung, Gò Vấp.

Nhằm xây dựng một thương hiệu xứng tầm nên Hoang đã thiết lập nhà xưởng để tự sản xuất. 2018 là giai đoạn công ty vừa xây dựng quy trình sản xuất, vừa xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng, kèm theo đó là phát triển đội ngũ bán hàng online.

“Không phải chuyên ngành giày nhưng tôi đã mạnh dạn thiết lập nhà xưởng sản xuất. Các mẫu giày đều do tôi tự thiết kế. Song, cái giá phải trả cho giai đoạn này khá đắt, đó là sản phẩm tuy có thiết kế sang trọng, mẫu mã có sự nghiên cứu và đầu tư, nhưng quá trình sản xuất gặp nhiều lỗi. Phải làm và tung ra thị trường mới biết được khách hàng cần gì, sửa gì, cần khắc phục gì”, Hoang nói.

Cho đến giờ, chưa lúc nào Hoang quên có giai đoạn công ty sản xuất lô giày dính phải nguyên liệu đế kém chất lượng nên đã phải thu hồi toàn bộ để thay thế.

{keywords}
Chủ thương hiệu giày Banuli hiện đã có xưởng sản xuất cũng như chuỗi cửa hàng đại lý độc quyền ở TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh.

Sang đầu năm nay, Hoang đã mua lại toàn bộ cổ phần của em trai và anh trai đồng thời tái cấu trúc lại toàn bộ công ty để việc kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Theo đó, cửa hàng tại Đà Nẵng đã được nhượng quyền cho đại lý ở Đà Nẵng quản lý và kinh doanh. Tiếp sau đó, công ty ký hợp đồng và khai trương hai cửa hàng nhượng quyền ở TP.HCM và Quảng Bình.

Khi được hỏi về doanh thu, lợi nhuận, chàng trai trẻ chỉ cười và cho hay: “Trước đây, doanh thu khá cao, khoảng trên 1 tỷ đồng mỗi tháng nhưng chi phí nhiều nên lợi nhuận ít, có lúc còn lỗ. Vì thế, từ cuối năm 2019, tôi đã tái cấu trúc lại, xây dựng công ty đi theo hướng bền vững hơn, dù doanh thu không cao như trước nhưng giờ bắt đầu có lợi nhuận”.

Chàng thanh niên 9X này hy vọng thương hiệu giày Banuli sẽ ngày càng được nhiều người biết tới và đón nhận. Xa hơn nữa, Hoang muốn thương hiệu Việt sẽ được bạn bè thế giới công nhận.

“Tôi có một số kết nối với bạn bè đang sống và làm việc ở nước ngoài, hiện cũng có một doanh nhân muốn đầu tư cổ phần vào công ty để đưa sản phẩm giày Banuli ra nước ngoài”, Hoang chia sẻ thêm.

Sau 5 năm khởi nghiệp từ đôi bàn tay trắng, Hoang muốn gửi gắm tới những bạn muốn tự khởi nghiệp rằng: Nguồn vốn lớn nhất để khởi nghiệp đó là chính là bạn, chứ không phải tiền. Và khi đã đam mê thì dù có gặp phải khó khăn cũng không được lùi bước, bởi muốn đến thành công thì ắt hẳn phải trải qua thất bại.

Minh Thư

Ông chủ Kym Việt và câu chuyện khởi nghiệp từ đàn thú nhồi bông tinh xảo

Ông chủ Kym Việt và câu chuyện khởi nghiệp từ đàn thú nhồi bông tinh xảo

Kym Việt đã và đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nhiều lao động khuyết tật. Anh Phạm Việt Hoài, một trong những nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT công ty Kym Việt, đồng thời cũng là một người khuyết tật

 

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Nước về hồ thủy điện tăng cao, không lo thiếu điện

Ngày 16/7, lưu lượng nước về các hồ thủy điện trên cả nước được cải thiện, có khu vực cao hơn trung bình nhiều năm nên các nhà máy tăng công suất phát điện, không lo thiếu.

Chủ tịch Hà Tĩnh: Rút kinh nghiệm Formosa, kiên quyết dừng dự án sắt Thạch Khê

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Vì vậy, tỉnh kiên quyết đề xuất dừng mỏ sắt Thạch Khê.

Xem Nhật Bản nuôi cá trong nước phóng xạ Fukushima đã qua xử lý

Chính phủ Nhật Bản livestream nuôi cá trong bể chứa nước nhiễm xạ đã qua xử lý nhằm thuyết phục công chúng về độ an toàn của kế hoạch xả nước phóng xạ Fukushima ra biển.

Ông Lê Thái Sâm làm Chủ tịch Bamboo Airways

HĐQT Bamboo Airways vừa thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways thay ông Oshima Hideki vừa tại vị 3 tuần.

Mở ‘nút thắt’ visa, sốt sắng đón luồng khách mới

Để Việt Nam trở thành thị trường du lịch sang trọng, đón được những vị khách chi trả cao và ở dài ngày buộc ngành du lịch phải thay đổi và có chính sách rõ ràng. Nút thắt visa được mở là bước đầu tiên để đón nguồn khách mới.

"Thay trời làm mưa', người dân vùng cao thu cả chục tỷ đồng

Ở nơi rẻo cao bản Yên Thi, xã Lóng Phiềng, người nông dân chỉ cần chiếc smartphone có thể thay trời "làm mưa" bất cứ lúc nào. Cũng bởi vậy, vụ nào cũng trúng mùa, cho thu cả chục tỷ đồng.

Tăng tốc làm thêm đường dây 500kV để miền Bắc giảm nguy cơ thiếu điện

Dự án đường dây 500kV mạch 3 kéo dài cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành, đưa vào vận hành trong tháng 6/2024, Bộ trưởng Công Thương yêu cầu.

9X bắt rêu hoang ngủ đông, thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng

Một cách tỉ mỉ và chính xác, Nhật Hoàng bắt các loại rêu hoang ngủ đông theo ý muốn rồi biến chúng thành những bức tranh tuyệt đẹp, sống động như một hệ sinh thái thu nhỏ.