Đất nền nông thôn ở Nghệ An tăng giá chóng mặt, đắt ngang với giá đất thành phố

Có những lô đất nền nông thôn ở Nghệ An đưa ra đấu giá có giá trên 20 triệu/m2, mức giá này đắt ngang với giá đất ở bám mặt đường tại các phường Trường Thi, Quang Trung, Lê Mao… của TP Vinh.

Thời gian qua dù ảnh hưởng của dịch bệnh khiến nhiều thị trường gặp khó, tuy nhiên thị trường đất nền ở vùng nông thôn Nghệ An ở một số địa phương vẫn tăng chóng mặt, mặc dù hạ tầng phát triển chưa cân xứng với các vùng đô thị.

Đất nông thôn "đắt" khách

Xây dựng hạ tầng đấu giá đất ở thị trấn Yên Thành, Ảnh: Văn Trường

Như mới đây, tại UBND xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, diễn ra phiên đấu gián tiếp 43 lô đất. Vùng đất này trước đây là khu sản xuất gạch ngói bỏ hoang, nay được quy hoạch để đấu giá đất, những tưởng là khó bán nhưng tại phiên đấu giá có trên 400 lượt khách hàng tham gia. Các lô đất có diện tích từ 154 m2 đến 303 m2, giá khởi điểm từ 5 - 9 triệu/m2. Tuy nhiên sau đấu giá có những lô đất trên 20 triệu/m2. Với 43 lô đất giá khởi điểm là 49,461 tỷ đồng, sau đấu giá đã lên đến 89,416 tỷ đồng (vượt hơn 39 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 80,78%).

Giới kinh doanh bất động sản cho rằng, với giá trên 20 triệu/m2 nhiều người cũng có thể dễ dàng mua 200 m2  Còn với vị trí 200 m2 đất ở xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, nếu bỏ ra số tiền như vậy để sở hữu, sử dụng là giá quá cao. Anh Nguyễn Văn Dũng ở thị trấn Đô Lương một người tham gia đấu giá chia sẻ: “Cứ ngỡ ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá đất cầm chừng, tôi “đấu” gián tiếp giá 15 triệu đồng/m2 thế mà vẫn bị trượt”.

Đại diện UBND huyện Đô Lương cho biết thêm: Nguyên nhân đất nền nông thôn “sốt” là do khách hàng khắp nơi về mua chứ không riêng địa bàn Đô Lương (chủ yếu họ mua đầu cơ), chưa kể là một số chính sách tín dụng đã được nới lỏng.

Ngay tại điểm thị tứ, thị trấn, người dân có nhu cầu mua tăng lên để kinh doanh dịch vụ thương mại. Vì vậy, ngay tại các phiên giao dịch người trúng đấu giá có thể bán ngay tại chỗ. Nguyên nhân nữa là hạ tầng các khu đấu giá đất ở Đô Lương được đầu tư khá đồng bộ từ hệ thống đường, điện, giao thông…rất thuận tiện nên cũng thu hút người mua. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Đô Lương đấu giá đất đạt 120 tỷ đồng, dự kiến đến hết năm này sẽ đạt 140 tỷ đồng (vượt chỉ tiêu tỉnh giao từ 15 - 20%).

Tại địa bàn huyện Yên Thành, đất nền nông thôn cũng rất sôi động. Như tại xã Tăng Thành, Yên Thành, mới đây tổ chức phiên đấu giá trên 30 lô đất nhưng có trên 300 lượt tham gia đấu giá. Giá trị khởi điểm chỉ 500 - 600 triệu đồng/lô đất nhưng qua phiên đấu giá đã được “đẩy” lên từ 1,2 - 1,6 tỷ đồng/lô.

Ông Đào Văn Khai - Chủ tịch UBND xã Tăng Thành chia sẻ: Mặc dù đất nền chỉ bám trục đường liên xóm, khó cho việc kinh doanh nhưng giá vẫn cao là do hiện nay quỹ đất ở trên địa bàn xã đã dần thu hẹp lại, cộng với nhu cầu về nơi ở ngày càng tăng.

Người dân đi mua đất tại xã Hưng Hòa, TP. Vinh. Ảnh: Văn Trường

Không chỉ sôi động đấu giá đất mà các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất sau đấu giá vẫn nhiều. Ông Trần Văn Tình ở thị trấn Yên Thành cho biết: Đất mua lại sau đấu giá cũng đội giá rất cao, tôi mua lại lô đất 170 m2 ở khối 4 thị trấn Yên Thành cho con làm nhà ở riêng với giá 2,4 tỷ đồng, trong khi năm 2019 họ đấu giá chỉ có 1,9 tỷ đồng. Chưa kể là nhiều lô đất khác ở các xã hẻo lánh như Tiến Thành, Mã Thành, Quang Thành sau khi đấu giá xong cũng mua đi bán lại khá nhộn nhịp.

Theo báo cáo của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Thành, mỗi ngày có khoảng từ 15 - 20 hợp đồng chuyển nhượng đất. Yên Thành trước đây vốn là điểm nóng trong đấu giá đất do tình trạng “cò” thông đồng, dìm giá. Từ khi thay đổi hình thức đấu giá từ trực tiếp, sang bỏ phiếu gián tiếp, tiền vào ngân sách tăng lên và đất đến được tay người dân có nhu cầu thực sự.

Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thành, trong năm 2020, chỉ tiêu tỉnh giao cho huyện Yên Thành 140 tỷ tiền đất. Tuy nhiên, chỉ tính 11 tháng đầu năm 2020, Yên Thành đã bán được trên 280 tỷ đồng tiền đất. Được biết nguyên nhân đất tăng giá tại Yên Thành là do đời sống người dân ngày càng được nâng lên, Yên Thành có nhiều xã có số lượng lao động xuất khẩu đi các nước gửi tiền về để mua đất tích trữ. Chưa kể là hạ tầng khu đấu giá đất được đầu tư đồng bộ nên giá trị đất cũng được “đẩy” lên.

Không chỉ ở huyện Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu mà đất nền tại các xã thuộc vùng lân cận với thành phố Vinh như Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Phong, Nghi Xuân (huyện Nghi Lộc) cũng tăng cao so với trước, lượng giao dịch khá nhiều.

Tiếp tục siết chặt quản lý đấu giá đất

Có thể nói rằng, việc triển khai hình thức đấu giá đất bằng hình thức bỏ phiếu gián tiếp sau một thời gian triển khai bước đầu đã đem lại một số hiệu ứng tích cực như: An ninh trật tự được đảm bảo; khắc phục được tình trạng “cò mồi”, mang tính “xã hội đen” gây náo loạn ở các địa phương tổ chức đấu đất; người dân có nhu cầu mua đất thực sự đã mua được đất mình cần, góp phần làm giảm áp lực cho các địa phương.

Tỷ lệ đấu vượt so với giá khởi điểm đạt cao (trung bình tăng 20-30%), tăng thu ngân sách Nhà nước; công tác thu đơn, tổ chức đấu giá đất đơn giản, nhanh gọn hơn đấu giá trực tiếp. Qua đó, thể hiện sự quan tâm vào cuộc giải quyết những vấn đề bức xúc của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo lòng tin trong nhân dân, sự công bằng, khách quan trong việc đấu giá đất trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, hình thức này vẫn đang còn những bất cập, một số tổ chức đấu giá tài sản còn thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý một số tình huống trong quá trình tổ chức tiếp nhận hồ sơ và công bố kết quả đấu giá đất.

Đa số người dân không nắm bắt được mức giá thị trường nên khó khăn trong việc xác định giá phải trả để có thể trúng đấu giá. Vấn đề bảo mật thông tin khách hàng cũng chưa đạt, bởi dù đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp, song quy định hiện nay việc bán hồ sơ tham gia đấu giá, bảo mật thông tin người đăng ký tham gia đấu giá do tổ chức đấu giá chịu trách nhiệm.

Quy định người tham gia đấu giá đất phải đăng ký với đơn vị đấu giá sẽ đấu lô đất nào trước khi bỏ phiếu, điều này tạo kẽ hở để “cò đất” biết để mặc cả, dàn xếp với người mua. Những bất cập này, các ngành liên quan, đang nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện các thể chế nhằm khắc phục các bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất hiện nay.

Xây dựng hạ tầng để đấu giá đất ở Đô Lương. Ảnh: Văn Trường

Nhằm nâng cao hiệu quả đấu giá QSDĐ, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Tư pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung của Luật Đấu giá tài sản, các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước, quan hệ phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động đấu giá QSDĐ để có sự chấn chỉnh kịp thời; phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên, người tham gia đấu giá và những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản.

Cùng với đó, chỉ đạo, giám sát các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh; đăng tải thông tin cuộc đấu giá lên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, của Bộ Tư pháp để cho các cá nhân, tổ chức có thêm thông tin đăng ký tham gia đấu giá… Công an tỉnh chỉ đạo các phòng chức năng, Công an cấp huyện, cấp xã tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo an ninh, trật tự tại các cuộc đấu giá QSDĐ; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đấu giá QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nhằm công khai, minh bạch trong quá trình đấu giá, đồng thời có căn cứ để xử lý các hành vi vi phạm các quy định pháp luật, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các đơn vị tổ chức đấu giá phải lắp đặt toàn bộ hệ thống camera an ninh trước khi tổ chức các cuộc đấu giá.

Đồng Nai: Giá đất nông nghiệp ở nhiều nơi vẫn

Đồng Nai: Giá đất nông nghiệp ở nhiều nơi vẫn "nóng"

Hiện nay, thị trường bất động sản tại các tỉnh, thành phía Nam khá trầm lắng. Tuy nhiên, tại Đồng Nai giá đất nông nghiệp ở hầu hết các địa phương vẫn

Theo baonghean.vn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.