Hãng di động nào tăng trưởng ấn tượng nhất thị trường Việt 12 tháng qua?

Tháng 2/2019, VinSmart chỉ “mon men” với 1,8% thị phần trên thị trường điện thoại di động Việt Nam. Sau đúng 12 tháng, hãng này “xuất thần” vươn lên giành vị trí thứ 3 với 11,2%. Con số này tiếp tục tăng lên mức 16,7% trong tuần cuối tháng 3/2020

Tăng trưởng thần kỳ

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường GfK vào tháng 2/2020, VinSmart chỉ xếp sau Samsung và Oppo với thị phần 11,2%. Tới tuần cuối tháng 3, hãng còn vươn lên chiếm tới 16,7%, cao gần gấp đôi đối thủ đứng thứ tư (8,6%). VinSmart đã trở thành  thương hiệu có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất từ đầu năm đến nay với 260%, trong khi toàn thị trường có xu hướng giảm.

Thị phần điện thoại Vsmart tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối 2019 – đầu 2020

Thống kê cũng cho thấy, từ năm 2016, chưa có thương hiệu điện thoại nào, trừ Oppo, từng xếp ở vị trí thứ ba chiếm được trên 10% thị phần ở Việt Nam. 

Mức 10% này, theo các chuyên gia đánh giá, là nút thắt cổ chai mà các hãng di động muốn vươn lên, chứng minh vị thế của một nhà sản xuất lớn thực sự đều phải vượt được qua “cửa ải” này.

Đến thời điểm hiện tại, VinSmart đã nắm chắc vị trí số 3 khi liên tục 7 tuần giữ vững mức thị phần trên 2 con số và vẫn đang đà tăng trưởng. Thành tích của VinSmart gây “bất ngờ” với giới công nghệ nhưng không hề bất ngờ nếu nhìn vào hành trình vươn lên cùng chiến lược phát triển của thương hiệu điện thoại Việt chưa đầy hai năm tuổi này.

Combo “smartphone quốc dân”, hậu mãi vượt trội

Ngay từ khi thành lập năm 2018, VinSmart đã không giấu diếm chiến lược của mình: làm chủ công nghệ để đảm bảo chất lượng sản phẩm, duy trì mức giá phổ thông cùng chính sách hậu mãi hơn hẳn đối thủ. Để đạt được điều đó, VinSmart đã ký kết với các hãng công nghệ tên tuổi hàng đầu, tập hợp hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư, đầu tư xây dựng nhà máy và dây chuyền sản xuất hiện đại, tự động.

VinSmart tập trung vào phân khúc smartphone dưới 2 triệu để đánh chiếm thị phần, phổ cập smartphone đến người dùng Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu, điện thoại Vsmart vẫn là thương hiệu mới mẻ với thị phần 2-3%. Loạt sản phẩm đầu tiên như Active, Joy, Live giá trên 2 triệu đồng gây tò mò nhưng chưa chinh phục được thị trường do người dùng cần thời gian để trải nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm. Phải đến tháng 8/2019, với loạt sản phẩm thế hệ thứ 2 "smartphone quốc dân”   Vsmart Bee và Star có mức giá siêu rẻ dưới 2 triệu, VinSmart mới tạo nên sức ảnh hưởng.

Quyết định "xâm chiếm lãnh địa" dưới 2 triệu đồng của VinSmart là bước đi khôn ngoan, đánh dấu bước ngoặt cho cuộc đua thị phần của VinSmart. Sự ra đời của dòng Star, Bee với cấu hình hơn hẳn các đối thủ cùng tầm giá mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng và khiến phân khúc này trở nên sôi động hơn hẳn.

Thêm vào đó, kể từ cuối 2019, VinSmart đã làm chủ công nghệ, hiểu thị trường và khách hàng hơn mang đến những sản phẩm có cấu hình tốt với giá cực cạnh tranh, tạo ra những đợt "sốt hàng" giúp doanh số tăng vọt. Đáng chú ý, Vsmart Joy 3 lập kỷ lục doanh số 12.000 máy được tiêu thụ trong vòng 14 giờ vào ngày đầu mở bán nhờ cấu hình “sát thủ”. Sản phẩm đã trở thành smartphone bán chạy nhất ở phân khúc giá dưới 3 triệu đồng trong tháng 2/2020. Tiếp sau đó, VinSmart nhanh chóng giành ưu thế tuyệt đối trong phân khúc dưới 2 triệu đồng, chiếm từ 47% đến 77% thị phần tùy từng thời điểm. 

Hãng cũng góp phần không nhỏ trong việc mở rộng thị trường smartphone phổ thông. Bằng chứng là đầu năm 2020, thị phần smartphone dưới 1 triệu đồng chỉ chiếm 1% nhưng đến cuối tháng 3 đã mở rộng lên 4,4% nhờ các sản phẩm Vsmart. Tương tự, thị phần phân khúc 1-2 triệu đồng cũng tăng từ 6,5% lên 11,1%. 

Nhờ công lớn của Joy 3 cùng loạt sản phẩm thế hệ 3 của Active, Bee và Star, thị phần của VinSmart tăng vọt từ 7,7% trong tháng 1 lên mức 11,2% trong tháng 2 và giữ vững xu thế tăng ổn định, trở thành thương hiệu điện thoại bán chạy thứ ba ở Việt Nam.

Bên cạnh việc lựa chọn phân khúc, điện thoại Vsmart có một lợi thế mà các đối thủ khi mới gia nhập thị trường không thể cạnh tranh: hệ thống phân phối rộng khắp và chế độ chăm sóc khách hàng vượt trội. Điện thoại Vsmart được bảo hành chính hãng lên tới 18 tháng, hỗ trợ 1 đổi 1 lên tới 101 ngày, thay vì mức 12 tháng và 30 ngày như nhiều đối thủ khác. Chính sách này ngay lập tức tạo sức ép lên các thương hiệu khác. Xiaomi ngay sau đó công bố chính sách bảo hành 18 tháng của mình thay vì 12 tháng. Người dùng chính là những người được hưởng lợi lớn nhất từ động thái này.

Trong vài năm gần đây, thị trường smartphone dần trở nên bão hòa. Cánh cửa cơ hội cho các thương hiệu mới có nhưng luôn hẹp và đầy thách thức. VinSmart đã “lội ngược dòng” chứng minh chiến lược đúng đắn khi không ngừng nâng cao trải nghiệm cho khách hàng bằng sản phẩm giá tốt, cấu hình mạnh và chế độ chăm sóc vượt trội.

Thành Nguyễn

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.

Phiên livestream chốt đơn 75 tỷ 'chấn động': Vì sao chưa tiết lộ tỷ lệ hủy đơn?

Chỉ sau 13 tiếng livestream bán hàng, chủ kênh TikTok Quyền Leo Daily thông báo doanh thu đạt hơn 75 tỷ đồng khiến cộng đồng mạng xôn xao, cùng không ít hồ nghi. Bởi, con số này ngang ngửa doanh thu một hệ thống siêu thị có gần 4.000 cửa hàng.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp giải bài toán ‘nguồn vốn’

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Agribank dành 20.000 tỷ đồng triển khai chương trình tín dụng ưu đãi ngắn hạn dành cho doanh nghiệp lớn với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường đến 2,0%/năm.