Thị trưởng thành phố Sassnitz, Đức đáp trả ‘cực gắt’ lời đe dọa của Mỹ
Tờ Focus của Đức viết, thị trưởng thành phố Sassnitz Frank Kracht của Đức mới đây đã trở thành "trung tâm" của cuộc xung đột Đức - Mỹ liên quan đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2.
Ba Lan lấy làm tiếc khi EU đứng về phía Gazprom trong dự án Nord Stream 2
Kênh TVP Info của Ba Lan đưa tin, chính phủ nước này cho rằng việc xây dựng dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” chắc chắn là bằng chứng cho thấy sự thiếu đoàn kết của châu Âu.
Trước đó, các thượng nghị sĩ Mỹ đã viết thư đe dọa Thị trưởng Kracht bằng các biện pháp trừng phạt vì thực tế là tàu đặt đường ống Akademik Chersky của Nga đang neo đậu tại cảng ở thành phố Sassnitz. Chính trị gia người Đức đã phản ứng một cách “cứng rắn” trước những cáo buộc này: “Chúng tôi phải chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng tôi sẽ không cho phép mình bị đe dọa”.
Focus viết, Mỹ đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy phương Bắc 2”, và thị trưởng thành phố Sassnitz, ông Frank Kracht là trung tâm của cuộc xung đột. “Ông ấy không liên quan gì đến chính trị nhưng với tư cách là người đứng đầu thành phố và là một trong những cổ đông của cảng nên ông có vai trò quan trọng trong việc thực hiện dự án”, Focus cho biết.
Bất chấp các hành động cản trở của Mỹ và một số quốc gia châu Âu, Nga và Đức vẫn đang nỗ lực hoàn thành dự án. (Ảnh: Reuters) |
Đường ống “Dòng chảy phương Bắc 2” trị giá 11 tỉ USD, một nửa do Tập đoàn Gazprom của Nga tài trợ và nửa còn lại chia đều cho 5 công ty châu Âu (OMV, Wintershall Dea, Engie, Uniper và Shell), dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức.
Dự án liên quan đến việc xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỉ mét khối khí mỗi năm. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Ân phẩm của Đức cho biết thêm, ba thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz, Tom Cotton và Ron Johnson đã viết một bức thư cho thị trưởng, trong đó ông bị đe dọa “phá hủy các lệnh trừng phạt kinh tế và pháp lý”.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cho rằng “tội” của ông Kracht là việc để tàu đặt đường ống của Nga “Akademik Chersky” neo đậu ở cảng Sassnitz để hoàn thành 160 km đường ống dẫn khí đốt còn lại. Sau đó, thị trưởng đã phản ứng “cực gắt” trước những lời buộc tội này. “Chúng tôi phải chứng minh cho thế giới thấy rằng chúng tôi sẽ không cho phép mình bị đe dọa”, ông Kracht nói.
Theo Focus, các thượng nghị sĩ Mỹ đe dọa sẽ cấm các chính trị gia Đức vào đất nước của họ và đóng băng tất cả các tài sản của cảng ở Hoa Kỳ. Điều này đặc biệt gây khó chịu vì Sassnitz đang hợp tác với một cảng trên Hồ Michigan ở Wisconsin (Mỹ). Đồng thời, ông Ron Johnson là một thượng nghị sĩ của bang này. “Đây là đỉnh điểm của sự trơ tráo”, ông Krakht cho biết.
Giới chuyên gia cho rằng, Đức sẽ không rút lui khi đối mặt với các mối đe dọa, và Đức cũng không muốn từ bỏ số tiền mà đã đầu tư vào Nord Stream 2.
Đồng quan điểm với ông Krakht, Thủ hiến bang Mecklenburg-Vorpommerns Manuela Schwesig cũng như Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Niels Annen cho biết, những lời đe dọa như vậy là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn chưa đưa ra bình luận gì về tình hình ở cảng Sassnitz, mặc dù Sassnitz là một phần của khu vực bầu cử của riêng bà.
Đức có thể đưa vấn đề trừng phạt Nord Stream-2 ra Liên Hợp Quốc
Mới đây, Chủ tịch Ủy ban các vấn đề kinh tế và năng lượng của Hạ viện Đức Klaus Ernst tiết lộ về việc Berlin có thể sẽ đưa vấn đề Mỹ trừng phạt các công ty tham gia dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” ra Liên Hợp Quốc.
Ông Klaus gọi hành động của Mỹ là gây áp lực trái với pháp luật quốc tế. Việc Mỹ yêu cầu một quốc gia có chủ quyền khác hoặc yêu cầu Liên minh châu Âu phải hành động, hoặc giải quyết vấn đề cung cấp năng lượng của chính họ theo ý của Mỹ.
Người đứng đầu Ủy ban thuộc Hạ viện Đức nhấn mạnh đây là hành động “trái với bất cứ mối quan hệ hợp lý nào”.
“Việc sử dụng các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ là vi phạm luật quốc tế, đe dọa chủ quyền của nước khác. Tất cả các biện pháp trừng phạt này không áp dụng ở Mỹ mà chúng lại liên quan đến Liên minh châu Âu”, ông Klaus nhận định.
Theo nghị sĩ Đức, các lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng đến mọi công ty đóng góp hoặc tham gia vào việc xây dựng đường ống Nord Stream-2. Điều này là biểu hiện xúc phạm đến chủ quyền của toàn thể EU. Ông Klaus cũng cảnh báo hành động của Mỹ sẽ khiến Brussels phản ứng, và chắc chắn Đức sẽ không ngồi yên.
“Biện pháp tiếp theo mà chúng tôi đang thảo luận là đưa vấn đề này ra Liên Hợp Quốc. Các lựa chọn khác bao gồm khiếu nại với các tòa án quốc tế liên quan. Chúng tôi sẽ xem những gì họ quyết định”, ông Klaus nhấn mạnh.
Thanh Bình (lược dịch)