Thêm 2.716 ca mắc Covid-19 mới, Hà Nội điều chỉnh phân luồng F0

Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo tính từ 18h ngày 05/01/2022 đến 18h ngày 06/01/2022 Hà Nội ghi nhận 2.716 ca mắc Covid-19 mới.

Các ca bệnh ghi nhận trong ngày phân bố tại  tại 415 xã phường thị trấn thuộc 28/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (180); Hai Bà Trưng (130); Thanh Trì (128); Hoàng Mai (108); Hà Đông (103);

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 62.631 ca. 

Cũng liên quan đến tình hình dịch, trong ngày Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 73/SYT-NVY về phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 lần thứ 6 gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trung tâm Cấp cứu 115.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Theo hướng dẫn mới này, việc phân luồng điều trị với người bệnh Covid-19 được chia thành 4 yếu tố nguy cơ:

Nguy cơ thấp: Tuổi 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và đã tiêm đủ liều vắc xin; tuổi từ trên 3 tháng đến dưới hoặc bằng 49 tuổi, chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vắc xin, không mang thai, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường SpO2 từ 97% trở lên. Những trường hợp này được điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện (tầng 1). Ngoài ra, tuổi trên 3 tháng và đến dưới hoặc bằng 49 tuổi, chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vắc xin, không mang thai, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường và SpO2 từ 97% điều trị tại nhà (tầng 1).

Nguy cơ trung bình: Tuổi từ trên hoặc bằng 65 chưa phát hiện bệnh nền hoặc mắc bệnh nền ổn định; tuổi từ 50-64, chưa phát hiện bệnh nền và chưa tiêm vắc xin; người mắc bệnh nền ổn định; có dấu hiệu như: Sốt, ho, đau họng, khó thở… và SpO2 từ 97% trở lên điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 thành phố.

Nguy cơ cao: Mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới hoặc bằng 42 ngày; trẻ em dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi; SpO2 từ 90% đến 96% điều trị tại bệnh viện thuộc tầng 2 hoặc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đối với bệnh nhân sản khoa cần can thiệp chuyên khoa.

Nguy cơ rất cao: Với trường hợp có tình trạng cấp cứu; SpO2 dưới 90% điều trị tại các bệnh viện tầng 3: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông, Xanh Pôn, Sơn Tây và Bệnh viện Phụ sản đối với bệnh nhân sản khoa hoặc điều trị tại bệnh viện trung ương, bộ, ngành. 

Bên cạnh đó, Sở Y tế Hà Nội cũng phân tầng điều trị đối với những trường hợp đặc biệt.

Cụ thể: Người bệnh chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là các bệnh viện: Bắc Thăng Long, Đống Đa, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Sơn Tây, Mê Linh; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang Xanh Pôn, Sơn Tây và bệnh viện trung ương, bộ, ngành.

Với người có bệnh tâm thần, người đang cai nghiện tại cộng đồng, cơ sở tiếp nhận trường hợp này ở tầng 1 và tầng 2 là Bệnh viện Tâm thần Hà Nội; ở tầng 3 là các bệnh viện: Thanh Nhàn, Đức Giang, Tâm thần Hà Nội và bệnh viện trung ương.

Theo Sở Y tế Hà Nội, việc điều chỉnh hướng dẫn phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 dựa trên hai nguyên tắc:

Một là, người bệnh Covid-19 được phân luồng, quản lý, điều trị tại nhà, các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 tập trung tuyến quận/huyện, tuyến thành phố và tại các bệnh viện theo mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ của người bệnh.

Hai là, các cơ sở điều trị thường xuyên đánh giá diễn biến, mức độ lâm sàng, mức độ nguy cơ và kết quả xét nghiệm của người bệnh Covid-19 để quyết định chuyển tuyến, ra viện, kết thúc cách ly; tập trung điều trị người bệnh nhẹ và không triệu chứng tại các cơ sở thu dung, hạn chế chuyển tầng, chuyển độ; ưu tiên giường bệnh tại bệnh viện để tiếp nhận người bệnh tầng 2, tầng 3.

Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 5/1, có 35.547 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó, có 25.792 người điều trị, cách ly tại nhà; 5.256 người điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện; 1.514 người điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị của thành phố; 2.647 người điều trị tại các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô; 123 người điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 và 215 người điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

“Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, việc phân luồng tiếp nhận điều trị người bệnh Covid-19 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế”, Sở Y tế Hà Nội cho biết.

N. Huyền 

Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không?

Có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không?

Nhiều người lo lắng mỗi lần tiêm vắc xin theo thời gian kháng thể lại hết thì có phải tiêm vắc xin Covid-19 đến hết đời không?

Những triệu chứng hậu Covid-19

Những triệu chứng hậu Covid-19

Người bệnh có nhiều triệu chứng hậu Covid-19, trong đó không ít người mắc hội chứng chóng mặt, mệt mỏi, khó thở.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !