Thêm 1 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết ở Đắk Lắk

Theo ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong vì dịch sốt xuất huyết.

Tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Ngày 31/7, thông tin từ ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk xác nhận, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận trường hợp thứ 2 tử vong vì sốt xuất huyết.

Theo đó, vào ngày 19/7, bệnh nhân Hoàng Đình B. (SN 1994, ở thôn 2, thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), bị sốt cao, kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, ăn uống kém, buồn nôn. Ngày 22/7, bệnh nhân này được người nhà đưa đi điều trị tại cơ sở y tế tư nhân nhưng không thuyên giảm.

Đến sáng ngày 26/7, bệnh nhân B. được đưa vào điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue ngày 6, có dấu hiệu cảnh báo.

Chiều ngày 26/7, bệnh nhân bị kích thích vật vã, mạch quay không bắt được, tay chân lạnh, vã mồ hôi toàn thân, chảy máu chân răng, đi cầu ra máu. Các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân B. sốc sốt xuất huyết Dengue/tăng đường máu/mập phì và chuyển lên khoa Hồi sức tích cực chống độc tiếp tục điều trị.

Trưa ngày 28/7, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà, chẩn đoán bệnh lúc xuất viện là sốt xuất huyết Dengue nặng ngày 9, suy đa tạng. Đến 18h cùng ngày, bệnh nhân B. đã tử vong tại nhà.

Trước đó, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng ghi nhận ca tử vong đầu tiên vào ngày 25/7 với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng, tổn thương đa cơ quan ngày 7. Bệnh nhân là em Nguyễn Thị Khánh L. (SN 2004, ngụ phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).

Theo thống kê sơ bộ, từ đầu năm đến nay (31/7), toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 7.776 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Trong đó, có 2 trường hợp tử vong. Bệnh xuất hiện tại tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố, trong đó tập trung chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột (3.013 ca) và các huyện Buôn Đôn (931 ca), Krông Năng (907 ca), Cư M’gar (591 ca), Krông Ana (380 ca).

Trần Nhân

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Bí quyết giúp cụ bà 91 tuổi vẫn chơi thể thao, ăn kem mỗi ngày

Cụ bà người Mỹ đam mê thể thao, đặc biệt là bóng ném. Ngoài ra, bà còn dành thời gian chăm sóc ngôi nhà, cắt cỏ, cào tuyết và cưa cây.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nam giới ăn tỏi mỗi ngày sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ sau 2 tháng

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng và là vị thuốc từ thiên nhiên. Ăn tỏi đúng cách giúp nam giới phòng ngừa bệnh tim mạch, giảm cân, cải thiện chất lượng tinh trùng.

Đang cập nhật dữ liệu !