Vì sao nhà lãnh đạo Trung Quốc gửi lời hỏi thăm sức khỏe ông Trump muộn?

So với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới Tổng thống Donald Trump muộn hơn.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald  Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp hồi năm 2017. (Ảnh: Reuters)

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), kể từ khi Tổng thống Trump và đệ nhất phu nhân Melania Trump xác nhận có kết quả dương tính với virus corona chủng mới, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã nhanh chóng gửi lời hỏi thăm sức khỏe và bày tỏ hy vọng vợ chồng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ sớm phục hồi.

Tuy nhiên, tới chiều ngày 3/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới gửi tin nhắn hỏi thăm sức khỏe ông Trump. Động thái của ông Tập chậm hơn nhiều so với các nhà lãnh đạo khác bao gồm Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Vào sáng sớm ngày 2/10, sau khi ông Trump tuyên bố ông và vợ được chẩn đoán mắc Covid-19, nhiều chuyên gia đã bày tỏ mối quan ngại về chiến dịch tranh cử của ông Trump sẽ bị gián đoạn bởi chỉ còn 1 tháng nữa chính thức diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 3/11.

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ và Pakistan là ông Narendra Modi và Imran Khan trở thành hai nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới gửi lời chúc hy vọng Tổng thống Mỹ sớm bình phục. Động thái này được cho thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa hai nước với Mỹ.

Cũng trong ngày 2/10, Cơ quan Ngoại giao Đài Loan đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố hỏi thăm sức khỏe của Tổng thống Mỹ.

Ngay cả đối thủ cạnh tranh chiếc ghế Tổng thống của ông Trump là ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cũng đã gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới ông Trump. Tổng thống Nga Vladimir Putin còn khẳng định “sự ủng hộ chân thành” với nhà lãnh đạo Mỹ.

Dù quan hệ Mỹ - Triều đang dậm chân tại chỗ sau khi các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên không có tiến triển, Chủ tịch Kim Jong-un cho biết ông chân thành hy vọng Tổng thống và đệ nhất phu nhân Mỹ sẽ sớm phục hồi.

“Chủ tịch hy vọng họ (Tổng thống và đệ nhất phu nhân Mỹ) sẽ chắc chắn vượt qua được căn bệnh. Chủ tịch gửi tới họ lời chúc nồng ấm”, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời chúc của ông Kim Jong-un.

Sau khi đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi thông điệp hỏi thăm, tới chiều ngày 3/10, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình cho biết ông và vợ là bà Bành Lệ Viện đồng cảm với hai vợ chồng ông Trump và hy vọng hai vợ chồng nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phục hồi nhanh chóng, theo Tân Hoa Xã.

Ông Shi Yinhong, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Renmin ở thủ đô Bắc Kinh nhận định, điều “dễ hiểu” là vì sao nhà lãnh đạo Trung Quốc không vội vàng gửi lời hỏi thăm tới người đồng cấp Mỹ.

“Ông Tập không có lý do gì để gửi lời hỏi thăm ông Trump trước các nhà lãnh đạo khác”, ông Shi chia sẻ.

Ông Trump từng công khai khen ngợi mối quan hệ bạn bè giữa ông Tập và ông Kim ngay cả khi mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng. Hồi tháng Ba, ông Trump cũng cho biết, ông có “mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và với cả ông Tập”.

Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục xuống dốc kể từ khi hai bên bất đồng về nhiều vấn đề liên quan tới Hong Kong, Đài Loan, lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc và cách xử lý dịch Covid-19. Thậm chí, ông Trump còn nhiều lần nhắc tới cụm từ “virus Trung Quốc”.

Theo ông Shi, chính sách diều hâu mà ông Trump áp dụng với Trung Quốc đã hủy hoại mọi nguyện vọng tốt đẹp giữa hai nhà lãnh đạo.

“Mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung trở nên rất xấu kể từ tháng Tư, bởi ông Trump đã thi hành quan điểm cực kỳ cứng rắn với Trung Quốc khi chỉ trích Trung Quốc và tăng cường thêm các lệnh trừng phạt cũng như thực hiện một số biện pháp mà ông Trump cho rằng có thể giúp ông tái đắc cử”, ông Shi nói.

Còn theo ông Jon Yuan Jiang, nhà nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Công nghệ Queensland ở Brisbane, Australia, việc ông Tập không vội gửi lời hỏi thăm ông Trump là điều “hoàn toàn có thể hiểu được” và động thái này ám chỉ tới cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ - Trung.

Thậm chí, theo ông Jiang, việc ông Trump được chẩn đoán mắc Covid-19 có thể là “tin tốt” cho viễn cảnh ông này tái đắc cử Tổng thống khi có thể thu hút thêm sự ủng hộ như trường hợp của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và “bù lại những thiếu sót của ông Trump trong quá trình điều hành đối phó dịch Covid-19”.

Minh Thu (lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !