Vì sao 10 quốc gia châu Âu ủng hộ phát triển năng lượng hạt nhân?
Le Figaro đưa tin, 10 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã ủng hộ việc đưa năng lượng hạt nhân vào danh sách các ngành công nghiệp “xanh” góp phần giảm thiểu tác hại môi trường do Ủy ban châu Âu đưa ra.
Theo đó, các thủ tướng, bộ trưởng năng lượng và kinh tế của Pháp, Romania, Czech, Phần Lan, Slovakia, Croatia, Slovenia, Bulgaria, Ba Lan và Hungary đã ủng hộ sáng kiến này.
Các quốc gia này tin rằng, “điều quan trọng là phải xem xét tất cả các công nghệ sản xuất năng lượng với lượng phát thải CO2 thấp nhất”.
Tác giả của sáng kiến này coi năng lượng hạt nhân là một nguồn năng lượng an toàn và nhấn mạnh vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nó góp phần vào sự nóng lên toàn cầu ở mức độ lớn hơn các dạng năng lượng khác trên hành tinh.
Năng lượng đang là thách thức đối với nhiều nước ở châu Âu, khi giá khí đốt đang bị đẩy lên cao, kéo theo giá điện tăng vọt. (Ảnh: Global Look Press) |
Ngoài ra, theo các tác giả, đây là một nguồn năng lượng ổn định và giá cả phải chăng, không giống như khí đốt, bảo vệ người tiêu dùng châu Âu khỏi biến động giá cả và cũng làm giảm đáng kể sự phụ thuộc của sản xuất điện châu Âu vào các nước khác.
Theo Le Figaro, năng lượng hạt nhân đã cung cấp gần một nửa sản lượng điện không có carbon ở châu Âu.
Bên cạnh đó, các tác động khác của việc sử dụng năng lượng hạt nhân bao gồm việc tạo ra 1 triệu việc làm ở châu Âu và sự phát triển của ngành công nghiệp.
Dựa vào những nhận định trên, các bộ trưởng năng lượng và kinh tế 10 nước EU kết luận: “cần phải đưa năng lượng hạt nhân vào bảng phân loại châu Âu trong cuối năm 2021”.
Trước đó, các nhà chức trách EU đồng ý rằng vào giữa thế kỷ này, châu Âu sẽ trở nên trung hòa về khí hậu, khi lượng khí thải nhà kính cuối cùng vào bầu khí quyển phải bằng không. Trung hòa khí hậu có thể đạt được bằng cách giảm lượng khí thải và áp dụng các công nghệ thu giữ - lưu giữ các khí độc hại.
Tiến tới trung hòa khí hậu sẽ đòi hỏi phải tái cơ cấu sản xuất và tiêu thụ năng lượng, giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo, cũng như cần hàng nghìn tỉ euro cho các khoản đầu tư.
Vào ngày 6/10, giá xăng tại châu Âu lúc mở cửa đạt mức cao nhất mọi thời đại lên tới hơn 1.900 USD/ 1.000 mét khối, nhưng sau đó giảm 600 USD cho mỗi 1.000 mét khối.
Ở châu Âu, kêu gọi không truy cứu những người chịu trách nhiệm về việc tăng giá khí đốt. Phát ngôn viên Ủy ban Châu Âu (EC) Dana Spinant cho biết, châu Âu đang tìm cách giải quyết vấn đề nảy sinh.
Theo phát ngôn viên này, vào ngày 13/10 EC sẽ trình bày một gói các biện pháp để ứng phó với sự gia tăng giá năng lượng ở Liên minh châu Âu.
Trong khi đó, theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, sự rối loạn và hoang mang trên thị trường khí đốt châu Âu là hệ quả của chính sách yếu kém.
Theo Tổng thống Nga, quá trình dịch chuyển sang năng lượng “xanh” cần phải được thực hiện tuần tự, êm thấm. Nga là nước có đầy đủ cơ hội để tránh những sai lầm dịch chuyển. Quyết định không cân bằng cùng những bước đi mất cân đối trong đầu tư và chuyển đổi đột ngột đã dẫn tới thực trạng khủng hoảng năng lượng ở châu Âu hiện nay.
Khủng hoảng nguồn cung, các kệ hàng trống rỗng khiến hàng triệu người Anh gặp khó
Theo Daily Mail, ở Anh, trong bối cảnh khủng hoảng nguồn cung và đợt cao điểm trước Giáng sinh, hàng triệu người dân cho biết họ gặp khó khăn khi mua sắm các mặt hàng thiết yếu trong hai tuần qua.
Thanh Bình (lược dịch)