Tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc khiến Nga 'dè chừng'?

Những nỗ lực của Trung Quốc để trở thành một bên đóng vai trò quan trọng ở Bắc Cực đang gây ra sự hoài nghi từ nhiều quốc gia, trong đó có Nga.

Nhận định trên của giáo sư khoa học chính trị người Mỹ Elizabeth Vishnik chuyên nghiên cứu các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ với The Diplomat.

Theo chuyên gia này, bất chấp sự hợp tác chặt chẽ giữa Moscow và Bắc Kinh, quan điểm của hai nước về khu vực phía Bắc vẫn “có những khác biệt cơ bản”.

“Những nỗ lực của Trung Quốc để có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề Bắc Cực đã vấp phải sự hoài nghi và thậm chí là cảnh báo từ các quốc gia trong khu vực”, Diplomat dẫn lời chuyên gia Vishnik.

Nhà chính trị người Mỹ cho biết, cách đây không lâu đối tác chiến lược của Bắc Kinh là Moscow đã tiếp quản Hội đồng Bắc Cực trong nhiệm kỳ hai năm. Tuy nhiên, vị thế mới này hứa hẹn với Trung Quốc, vốn là quan sát viên trong Hội đồng từ năm 2013, không chỉ có cơ hội mới mà còn cả rủi ro.

{keywords}
Tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc gây nguy hiểm cho Nga? (Ảnh: Reuters)

Theo chuyên gia Vishnik, không giống như hầu hết các vùng khác trên thế giới, Bắc Cực “phần lớn là khép kín”. Do đó, Trung Quốc đã phải dựa vào các đối tác khác để thúc đẩy lợi ích, đặc biệt là Nga.

“Sự tham gia của Trung Quốc vào các dự án năng lượng của Nga đã được chứng minh là có ý nghĩa quyết định đối với các tuyên bố của họ về sự hiện diện kinh tế ở Bắc Cực”, chuyên gia Vishnik lập luận.

Chuyên gia Vishnik cho rằng, “quan hệ Trung - Nga bắt đầu tăng cường sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, xu hướng gia tăng sau khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vốn làm giảm khả năng tiếp cận đầu tư nước ngoài của nước này. Điều này cho phép các công ty Trung Quốc mua cổ phần trong các dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Yamal và hợp tác với Nga trong một số chương trình liên quan khác”.

Trong những năm gần đây, Moscow và Bắc Kinh đã mở rộng hợp tác ở Bắc Cực. Cả hai nước tổ chức các cuộc đối thoại thường xuyên cấp Bộ Ngoại giao và ở cấp chuyên gia. Hai nước đã ký một thỏa thuận hợp tác về Tuyến đường Biển phía Bắc (NSR) và cam kết cùng nhau thực hiện Con đường Tơ lụa vùng Cực, một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Vào năm 2019, các bên đã đồng ý thành lập một trung tâm nghiên cứu Bắc Cực Trung - Nga, được thiết kế để lấp đầy một khoảng trống khác trong tương tác của hai nước ở khu vực phía bắc.

Tuy vậy, ban đầu Nga phản đối quy chế quan sát viên của Trung Quốc và các nước khác trong Hội đồng Bắc Cực cho đến khi đồng ý tôn trọng chủ quyền của các quốc gia Bắc Cực.

“Vấn đề chủ quyền vẫn còn là một trở ngại. Nga khẳng định quyền phát triển thềm lục địa Bắc Cực và điều tiết giao thông dọc theo Tuyến đường Biển phía Bắc. Vấn đề này có khả năng hạn chế các hoạt động độc lập của Trung Quốc, quốc gia ủng hộ tự do hàng hải trong khu vực”, chuyên gia Vishnik nhấn mạnh.

Hơn nữa, theo ý kiến ​​của giáo sư Mỹ, về lâu dài bất kỳ sự cải thiện nào trong quan hệ của Moscow với các nước phương Tây đều có hại cho Bắc Kinh. Do đó, các chuyên gia Trung Quốc nhận thức rõ rằng công nghệ và hợp tác ở Bắc Cực không phải là lựa chọn ban đầu của Nga.

Trong khi nhiều thách thức tiếp tục cản trở hợp tác Mỹ - Nga ở Bắc Cực, Moscow có các đối tác khác ngoài Trung Quốc. Bắc Kinh cũng làm ăn với các nước quan sát viên khác của Hội đồng Bắc Cực châu Á, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Một phát ngôn viên của Viện Nghiên cứu Địa cực Trung Quốc lưu ý rằng bất chấp tiến độ hợp tác với Nga trong các dự án Yamal LNG, các công ty Trung Quốc lo ngại về chi phí cao và thiếu đầu tư vào Bắc Cực của Nga. Do đó, Trung Quốc quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của Con đường Tơ lụa vùng Cực như một con đường biển tới Bắc Âu.

Bất chấp một số cơ hội đối thoại mới được đưa ra bởi chủ tịch Hội đồng Bắc Cực và cuộc họp thượng đỉnh Biden-Putin, danh sách những mâu thuẫn giữa Nga và các nước phương Tây vẫn còn dài. Một số lo ngại rằng điều này đang góp phần vào việc tăng cường tham vọng trong khu vực của Trung Quốc. Mặc dù không có dấu hiệu hợp tác quân sự Trung-Nga mở ra ở Bắc Cực, nhưng các nhà phân tích chỉ ra các ứng dụng quân sự tiềm năng cho nghiên cứu khoa học bao gồm lập bản đồ và cảm biến dưới nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã chọn hợp tác với Phần Lan chứ không phải Nga về việc phát triển tàu phá băng nội địa đầu tiên là Xue Long 2. Ngoài ra, vẫn chưa biết Moscow sẵn sàng giúp Bắc Kinh mở rộng khả năng vận chuyển Bắc Cực đến mức nào.

Đồng thời, Trung Quốc vẫn chưa đầu tư vào bất kỳ cảng nào ở Bắc Cực của Nga và cũng không có cuộc tập trận hải quân chung nào trong khu vực. Nga vẫn là trung gian giữa Trung Quốc cho đến khi phần trung tâm của Bắc Cực có thể đi lại được và tàu bè không còn cần phải đi qua NSR, vốn do Moscow quy định.

“Cách Nga đối phó với tham vọng Bắc Cực của Trung Quốc sẽ nói lên rất nhiều điều về tính chất của quan hệ đối tác Trung-Nga và các ưu tiên của Nga ở Bắc Cực. Cho đến nay, Nga ưa thích thay đổi các đối tác trong khu vực và sử dụng vai trò chủ tịch Hội đồng Bắc Cực để thúc đẩy lợi ích nội bộ của mình như một quá trình mà khả năng có thể xung đột với những nỗ lực của Trung Quốc khi nước này đang tăng cường bảo vệ chương trình nghị sự khu vực rộng lớn”, chuyên gia Vishnik kết luận.

Mỹ ‘mềm mỏng’ với Nord Stream 2 châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mới?

Mỹ ‘mềm mỏng’ với Nord Stream 2 châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mới?

Việc chính quyền ông Biden đưa ra quyết định từ bỏ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) nối liền Nga sang Đức về cơ bản đã bật đèn xanh cho dự án này.

Thanh Bình (lược dịch)

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Video trực thăng tấn công Nga dội lửa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk

Trong khi trực thăng tấn công Mi-35 của Nga nã đạn như mưa xuống mục tiêu Ukraine gần Kupyansk, trực thăng vận tải quân sự Mi-8 của các lực lượng Moscow quanh quẩn gần đó.

Video quân đội Nga bắn cháy xe tăng Abrams thứ 4 của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng để bắn nổ xe tăng Abrams thứ 4 do Mỹ gửi tới Ukraine ở một khu định cư gần thành phố Avdiivka.

Giới phân tích quân sự mô tả kịch bản Nga bị tấn công

Các nhà phân tích quân sự Nga vừa đưa ra một kịch bản giả định, trong đó kẻ thù của nước này sẽ mở một cuộc tấn công chớp nhoáng trên toàn cầu cùng việc nã tên lửa vào cơ sở hạ tầng hành chính-chính trị và quân sự-công nghiệp của Nga.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Nga làm nổ tung trạm liên lạc Starlink của Ukraine

Nga vừa công bố video quay cảnh một máy bay không người lái (UAV) cảm tử của họ tấn công phá hủy một trạm liên lạc của Kiev trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Lý do Nga không thể ngăn xuồng không người lái Ukraine tấn công tàu chiến

Kể từ lần đầu tiên được triển khai, xuồng không người lái hải quân (USV) đã trở thành vũ khí đáng gờm của Ukraine, và gây ra tổn thất nặng nề cho Hạm đội Biển Đen của Nga.

Lính Nga cảm ơn Tổng thống Mỹ gửi xe tăng Abrams cho Ukraine

Một trong số những người lính Nga đã cảm ơn Tổng thống Mỹ Joe Biden vì cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine, giúp họ có cơ hội nhận tiền thưởng từ việc phá hủy chúng.

Đang cập nhật dữ liệu !