Mỹ ‘mềm mỏng’ với Nord Stream 2 châm ngòi cho cuộc khủng hoảng mới?

Việc chính quyền ông Biden đưa ra quyết định từ bỏ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) nối liền Nga sang Đức về cơ bản đã bật đèn xanh cho dự án này.

Nhận định trên được tạp chí The National Interest dẫn lời ông Russell Berman, thành viên cấp cao tại Học viện Hoover và là giáo sư khoa học nhân văn tại Đại học Stanford. Trước đây, ông từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

“Đây là một quyết định tồi cho thấy sự thiếu tư duy chiến lược và thiếu chú ý đến bối cảnh chính trị ở châu Âu. Hậu quả của quyết định này có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho các lợi ích của Mỹ”, ông Berman cho hay.

{keywords}
 Moscow dự kiến ​​sẽ hoàn thành Nord Stream 2 vào cuối năm nay. (Ảnh: RIA)

Việc hoàn thành đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 sẽ gia tăng ảnh hưởng của Moscow đối với thị trường năng lượng châu Âu. Ngoài ra, trên thực tế đường ống này đã nhận được sự “cho phép” của Washington. Quyết định kỳ lạ của chính quyền ông Biden không chỉ đảo ngược một trong những yếu tố cơ bản trong các chính sách của chính quyền ông Trump - yếu tố nhận được sự ủng hộ lớn của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ.

Thứ nhất, Tổng thống Biden cũng đang đặt dấu chấm hết cho vị trí mà Mỹ đã nắm giữ kể từ thời ông Obama. Việc phản đối Nord Stream 2 bắt đầu như một phần trong phản ứng của phương Tây trước việc Nga sáp nhập Crimea. Có thể nhớ lại rằng trong thời gian tranh cử, ông Biden đã tự định vị mình là một nhà lãnh đạo có lập trường “cứng rắn” đối với Nga và là người đã chỉ trích ông Trump vì quá “mềm mỏng” với ông Putin.

Không thể biện minh cho quyết định của chính quyền đối với Nord Stream 2 bằng bất kỳ sự cải thiện nào trong hành vi của Nga. Thay vào đó, chính quyền ông Biden đang cố gắng mô tả việc “đầu hàng” với Nord Stream 2 như một phần trong chương trình nghị sự của châu Âu.

Lập luận của ông Biden cho rằng, chính quyền ông Trump đã phá hủy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương với các đồng minh truyền thống ở châu Âu. Vì điều quan trọng là phải sửa chữa mọi thứ mà ông Trump đã làm, do đó việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2 được cho là sẽ loại bỏ thiệt hại vốn đã ảnh hưởng đến uy quyền của Mỹ ở châu Âu. Thật không may, những lập luận này không đứng vững để xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời, một số nghị sĩ Mỹ cho rằng làm như vậy là thiển cận và cho thấy sự thiếu hiểu biết về tình hình.

Thứ hai, việc từ bỏ các lệnh trừng phạt là một “món quà” cho Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã kiên quyết tuyên bố rằng đường ống khí đốt của Nga chỉ là một thỏa thuận thương mại và không liên quan đến ​​chính trị. Tuy nhiên, sự phản đối dự án đã gia tăng ở Đức trong năm qua, đặc biệt là sau vụ của chính trị gia đối lập người Nga Alexei Navalny.

Ngoài ra, câu chuyện kịch tính này diễn ra trong bối cảnh các cuộc tấn công liên tục của tin tặc Nga vào Quốc hội Đức, cũng như bối cảnh của một vụ án mạng giật gân ở ngay trung tâm Berlin. Kết quả là có một sự thay đổi trong dư luận Đức, sự ủng hộ đối với ý tưởng tăng chi tiêu quốc phòng đã tăng lên và sự hoài nghi về Nord Stream 2 ngày càng gia tăng. Quyết định của chính quyền ông Biden theo đó đang dần được ủng hộ ở Đức.

{keywords}
Nord Stream 2 đang tiến hành lắp đặt những đoạn ống dẫn cuối cùng. (Ảnh: RIA)

Tất nhiên, các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương không chỉ giới hạn trong quan hệ song phương Mỹ-Đức, nhưng việc ủng hộ Nord Stream 2 luôn là vấn đề của Berlin. Tại các khu vực khác của châu Âu, nhiều người đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ, đặc biệt là ở Trung Âu và dọc theo biên giới phía đông của Liên minh châu Âu. Không có gì ngạc nhiên khi họ hoài nghi về tuyến đường ống kết nối trực tiếp Nga đến Đức, điều này khiến nảy sinh những ký ức không mấy vui vẻ.

Như vậy, quyết định từ bỏ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nord Stream 2 sẽ không cải thiện được vị thế của Mỹ ở Trung Âu. Việc này sẽ không chỉ làm thất vọng nhiều quốc gia, mà mặc nhiên tạo uy tín cho những tuyên truyền của phe thân Nga trong khu vực mô tả Mỹ như một đối tác không đáng tin cậy. Những quốc gia nhỏ này hầu như không cần phải nhắc rằng Nga ở gần và Mỹ ở rất xa. Và chính quyền ông Biden vừa làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của Washington, tức là đã lãng phí nguồn chính trị rất quan trọng. Với lịch sử của Chiến tranh Lạnh, các quốc gia này có tiềm năng ủng hộ quan điểm của Mỹ trong các cân nhắc về chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU).

Trong khi đó, ông Berman nhận định, ở Tây Âu quyết định của Mỹ về Nord Stream 2 tạo sức nặng chính trị cho chiến dịch của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm hàn gắn quan hệ với Moscow. Trong khi những nỗ lực của ông Macron phản ánh lợi ích thương mại của Pháp ở Nga, quan trọng hơn chúng cũng là một phần trong kế hoạch thay thế Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bằng một khối quân sự châu Âu độc lập.

Phản đối viêc xây dựng Nord Stream 2 là chính sách đúng đắn của Mỹ và lập trường này được nhiều người ở châu Âu chia sẻ, ngoại trừ một số người trong giới lãnh đạo chính trị Đức. Việc chính quyền ông Biden từ chối chính sách “cứng rắn” không có ý nghĩa gì, đặc biệt là với thực tế là người bảo vệ chính của đường lối này, Thủ tướng Merkel sẽ rời nhiệm sở trong vài tháng tới. Tuy nhiên, quan trọng nhất là lập trường này sẽ gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ trên toàn châu Âu. Mỹ sẽ mất uy tín ở phương đông, đẩy nhanh mối quan hệ giữa Pháp - Nga và làm phức tạp thêm quá trình chuyển đổi quyền lực chính trị của Đức. Thay vì giúp cải thiện quan hệ Mỹ - Đức, quyết định của ông Biden đã làm suy yếu nước này một cách vô vọng.

Những hình ảnh đặc sắc nhất thế giới tuần qua

Những hình ảnh đặc sắc nhất thế giới tuần qua

Cùng chiêm ngưỡng bộ sưu tập những khoảnh khắc đặc sắc trên khắp thế giới tuần qua do hãng tin RIA tổng hợp.

Thanh Bình (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !