Ông Biden nói gì về lý do tăng giá nhiên liệu ở Mỹ?
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã giải thích sự gia tăng giá nhiên liệu ở Mỹ do hành động của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
RIA đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi những hạn chế sản xuất của OPEC là lý do khiến giá nhiên liệu trên thị trường Mỹ tăng vọt và nói rõ rằng các cuộc đàm phán về vấn đề này đang được tiến hành.
“Giá nhiên liệu tăng là do nguồn cung bị hạn chế bởi OPEC. Hiện chúng tôi đang có các cuộc đàm phán tích cực về vấn đề này, nhiều nhà lãnh đạo Trung Đông muốn nói chuyện với tôi. Nhưng tôi không chắc mình sẽ nói chuyện với họ”, ông Biden cho biết trong cuộc tiếp xúc cử tri.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói gì về lý do tăng giá nhiên liệu ở Mỹ? (Ảnh: Reuters) |
“Khả năng giảm bớt phụ thuộc một chút vào Saudi Arabia và một số nước khác đang được bàn bạc”, ông Biden nói thêm.
Theo Tổng thống Mỹ, ông không kỳ vọng giá xăng sẽ giảm đáng kể cho đến đầu năm sau.
“Dự đoán của tôi, giá khí đốt sẽ bắt đầu giảm vào đầu năm 2022. Tôi không tin rằng bất cứ điều gì xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá cả”, ông Biden nói trong cuộc họp giữa các thị trấn trên kênh truyền hình CNN.
Cuộc khủng hoảng năng lượng trên phạm vi toàn cầu chưa có dấu hiệu giảm bớt khi hoạt động kinh tế sôi động trở lại sau giai đoạn trì trệ kéo dài do đại dịch Covid-19. Chính phủ Mỹ cho biết, đang theo dõi thị trường năng lượng và chưa có hành động ngay lập tức để hạ nhiệt giá dầu.
Trước đó, một số nhà giao dịch tại Mỹ đặt cược giá dầu thô WTI (dầu ngọt nhẹ Tây Texas, Mỹ) giao sau tại thị trường New York sẽ tăng vọt qua mức 100 USD/thùng ngay đầu tháng 12 này.
Các chuyên gia trên Reuters cho rằng, sở dĩ giá dầu tăng mạnh là do nhu cầu tăng trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, việc thiếu điện đã khiến nhiều nhà máy điện chuyển từ khí đốt và than đá đắt đỏ sang nhiên liệu dầu và diesel.
Trong khi đó, một số nhà giao dịch đặt cược vào khả năng giá dầu Brent giao dịch tại thị trường London sẽ tăng và đạt 200 USD/thùng vào tháng 12/2022.
Giá dầu Brent đã tăng hơn 60% trong năm nay, được hỗ trợ bởi quyết định tăng dần nguồn cung của OPEC và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, và cuộc khủng hoảng than và khí đốt toàn cầu đã thúc đẩy các nhà máy phát điện chuyển đổi sang dầu.
Dầu cũng chịu áp lực từ sự sụt giảm của giá than và khí đốt tự nhiên. Tại Trung Quốc, giá than giảm 11%, kéo dài chuỗi giảm trong tuần này do Bắc Kinh phát đi tín hiệu có thể can thiệp để hạ nhiệt thị trường.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích vẫn dự báo giá dầu tăng thêm vì OPEC+ có thể sẽ bám sát kế hoạch tăng dần sản lượng trong khi nhu cầu dự kiến sẽ đạt mức trước đại dịch.
Vì sao người Nga ‘đổ xô’ mua bất động sản ở Dubai?
Theo dữ liệu của Emirates.Estate, vào tháng 8/2021, nhu cầu về nhà ở của người Nga ở Dubai đã tăng 13,3% so với tháng 7 và tháng 8/2020.
Thanh Bình (lược dịch)