NATO đang bỏ quên 'mối đe dọa' Trung Quốc?

Theo Foreign Policy, trong khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn tập trung vào việc kiềm chế Nga, thì Trung Quốc đã tăng dần ảnh hưởng ở châu Âu, điều này khiến cho liên minh gặp nguy hiểm.

Mỹ mất thị trường khí đốt trong cuộc chiến với Nga

Mỹ mất thị trường khí đốt trong cuộc chiến với Nga

RIA đưa tin, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) đã cho phép tàu đặt đường ống chuyên dụng của Nga có định vị neo vào vùng biển nước này để hoàn thiện dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2).

Theo tạp chí, NATO cần xây dựng một chiến lược tổng thể mới về quan hệ với Bắc Kinh, dựa trên việc chống lại các mối đe dọa trong tương lai, phơi bày các biện pháp tiến hành của Trung Quốc, cũng như hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) cho phép thông qua các luật cần thiết để kiểm soát tham vọng của Bắc Kinh.

Được biết, trong suốt thập kỷ qua, các công ty Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ đô la vào cơ sở hạ tầng quan trọng ở châu Âu, làm tăng ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh đối với lục địa già.

{keywords}
NATO dường như đang bỏ quên mối đe dọa từ Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Foreign Policy cho rằng, các công ty Trung Quốc thường liên kết chặt chẽ với nhà nước, việc họ đầu tư vào các cảng, đường ống khí đốt và mạng viễn thông quan trọng cần được quan tâm một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, NATO vốn lo lắng chủ yếu với Nga, và không phải lúc nào cũng để mắt tới Trung Quốc. Nhưng tình hình đang bắt đầu thay đổi, cách đây không lâu, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định liên minh quân sự này không coi Trung Quốc là kẻ thù mới của mình, song giờ là thời điểm để hành động cứng rắn với Trung Quốc.

Ông Stoltenberg kêu gọi liên minh quân sự này đương đầu với cách hành xử “không đẹp” của Bắc Kinh. Ông Stoltenberg đánh giá Trung Quốc là mối đe dọa đối với các xã hội mở và tự do cá nhân.

Tổng Thư ký Stoltenberg cho rằng NATO cần “một cách tiếp cận toàn cầu hơn” nhằm đối phó với cái mà nhà lãnh đạo này coi là “mối đe dọa do Trung Quốc gây ra”, đồng thời hối thúc NATO có những liên kết mật thiết hơn nữa với những quốc gia như Australia và New Zealand.

Thứ nhất, NATO cần cùng nhau đánh giá các mối đe dọa xuất phát từ Trung Quốc, được thể hiện trong các hành động ngoại giao, kinh tế, thông tin và quân sự nhằm phá vỡ các nền dân chủ, trong khi tránh đụng độ trực tiếp. Trong khi đó quân đội Trung Quốc chủ yếu hoạt động ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cách xa biên giới NATO, “Bắc Kinh đang hoạt động ở sân sau của liên minh bằng phương pháp lai”.

Ngoài ra, trong số đó có gián điệp mạng, trộm cắp tài sản trí tuệ, xâm nhập các đối tượng quan trọng, thao túng nợ và thông tin sai lệch. Mặc dù, có vẻ như NATO không đối phó với các mối đe dọa như vậy, nhưng đối với họ tất cả đều gây nguy hiểm nghiêm trọng. Điều này, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc mong muốn đầu tư vào phát triển cảng Litva ở Klaipeda nằm cạnh biển Baltic.

Theo Foreign Policy, thoạt nhìn đây không giống như một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các khoản đầu tư lớn Trung Quốc có thể giành được một số quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng ở châu Âu, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng NATO chuyển lực lượng của mình thông qua cảng. Do đó, tiềm năng của liên minh bảo vệ các quốc gia Baltic trong trường hợp khủng hoảng trong quan hệ với Nga bị đe dọa. Đồng thời, những trường hợp như vậy có thể đặt nền tảng cho sự hợp tác giữa Moscow và Bắc Kinh để làm suy yếu khả năng của NATO.

Các đồng minh cần phát triển một cách tiếp cận chung cho những rủi ro này thông qua trao đổi thông tin và đối thoại. Ngoài ra, Foreign Policy lưu ý rằng, một số thành viên NATO sẵn sàng bỏ qua mối đe dọa từ Bắc Kinh, vì lợi ích kinh tế của mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, hoặc vì họ đã trở nên vỡ mộng với các thể chế xuyên Đại Tây Dương. Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ có vai trò quyết định trong việc củng cố hàng ngũ của các đồng minh để chống lại các “hoạt động lai Trung Quốc”.

Thứ hai, NATO cần tập trung vào ngoại giao công chúng. Trong tương lai, liên minh sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại những “lời hoa mỹ chính thức của Trung Quốc”. Để bảo vệ các giá trị mà khối phòng thủ gây dựng lên trên nền tự do, dân chủ và pháp quyền. Ngoài ra, khối nên hợp tác với các đối tác quan trọng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương như Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, những quốc gia có thể cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Thứ ba, NATO phải có những biện pháp đối phó nhất định đối với Bắc Kinh. Do kết quả của các “hành động lai của Trung Quốc” ranh giới giữa hành vi được cho phép về mặt pháp lý, không phù hợp về mặt chính trị và hành vi khiêu khích công khai đang ngày càng ít rõ ràng hơn. Một tình huống như vậy sẽ ngăn cản phương Tây phát triển các phản ứng đầy đủ. Tuy nhiên, cạnh tranh địa chiến lược không ngừng leo thang, vì vậy NATO cần áp dụng chiến lược mạnh mẽ hơn.

Thay vì xem Trung Quốc đầu tư vào các dự án lớn của châu Âu, các đồng minh NATO phải thông qua một loạt đạo luật ngăn cản Trung Quốc không gây ảnh hưởng. Thay vì ngồi yên bằng cách chờ đợi các cuộc xâm nhập mạng của Trung Quốc, các thành viên khối nên tiến hành các hoạt động phòng thủ chung cho toàn liên minh.

Thứ tư, NATO cần tăng cường hợp tác với cả EU và khu vực tư nhân. Trong các lĩnh vực mà NATO thiếu thẩm quyền và các công ty đa quốc gia có thể thông qua các luật cần thiết, cũng như tạo ra các ưu đãi tài chính để đối phó với Trung Quốc.

“Trong cuộc chiến đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc, các thành viên NATO đóng góp rất lớn, không chỉ giới hạn ở sức mạnh quân sự. Họ có quyền “truy cập” vào một loạt các công cụ quân sự, chính trị, kinh tế, công nghệ và thông tin mà liên minh có thể sử dụng như một lợi thế địa chính trị chung trong việc đối đầu với Trung Quốc. NATO cần một chiến lược cho phép họ sử dụng các công cụ này cùng nhau. Điều này sẽ giúp NATO rất nhiều trong việc giải quyết vấn đề của Trung Quốc”, Foreign Policy nhấn mạnh.

Theo Tổng Thư ký Stoltenberg, tương lai của NATO sẽ phụ thuộc vào cách thức liên minh điều chỉnh trước tình hình mới hiện nay. Ông hối thúc các nước thành viên duy trì quân đội mạnh mẽ, đoàn kết hơn trên mặt trận chính trị và mở rộng phạm vi tiếp cận ra toàn cầu để có thể cạnh tranh trong một thế giới đang ngày càng cạnh tranh hơn, cũng như phải tiếp tục đầu tư cho các lực lượng vũ trang và năng lực quân sự hiện đại.

NATO hiện đối mặt với nhiều thách thức kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền. Nhà lãnh đạo Mỹ mong muốn các nước thành viên phải tăng chi tiêu quốc phòng và gánh vác phần trách nhiệm tài chính lớn hơn nữa trong liên minh.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !