Mỹ mất thị trường khí đốt trong cuộc chiến với Nga
RIA đưa tin, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) đã cho phép tàu đặt đường ống chuyên dụng của Nga có định vị neo vào vùng biển nước này để hoàn thiện dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2).
Mỹ có ý gì khi ‘cật lực’ ngăn chặn Nord Stream-2?
Dự án Nord Stream-2 là con đường để Nga thoát khỏi sự bao vây cấm vận của Mỹ, nó cũng đang tạo ra nhiều rạn nứt trong mối quan hệ giữa Mỹ với Đức và EU.
Theo đó, DEA cho phép nhà điều hành dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2, công ty Nord Stream 2 AG hoàn thành việc xây dựng đường ống tại vùng biển của quốc gia Bắc Âu này từ ngày 3/8 tới.
Dự án Dòng chảy phương Bắc-2. (Ảnh: Nord Stream-2) |
“DEA quyết định rằng điều kiện sử dụng tàu đặt ống có định vị động phải được sửa đổi trong giấy phép xây dựng Dòng chảy phương Bắc 2 mà cơ quan quản lý cấp cho công ty ngày 30/10/2019. Điều thay đổi là công ty có thể sử dụng các tàu có định vị neo, riêng rẽ hoặc kết hợp với các tàu được trang bị hệ thống định vị động”, thông báo cho biết.
Với quyết định của Đan Mạch, tàu lắp đặt đường ống Akademik Cherskiy của Nga sẽ sớm hoàn tất việc lắp đặt đoạn đường ống cuối cùng trong dự án đưa khí đốt từ Nga tới Đức dài 1.230 km dưới biển Baltic.
Trước đó, chính quyền Đan Mạch đã phản đối việc đặt đường ống dưới nước bằng tàu có định vị neo, vì lo ngại rằng bom mìn chưa nổ nằm dưới đáy biển có thể phát nổ. Về lý thuyết, điều này có thể dẫn đến những hậu quả môi trường không thể khắc phục được, bởi vì ở đáy biển Baltic có liên quan đến việc chôn cất kho vũ khí hóa học trước đó.
Trả lời thông tin từ phía Đan Mạch, công ty Nord Stream 2 AG tuyên bố rằng, họ sẽ thực hiện công việc có tính đến các khuyến cáo của Đan Mạch và quan tâm đến việc giữ gìn môi trường. Được biết, nhà điều hành dự án đang xem xét các tùy chọn khác nhau về việc sử dụng thiết bị và sẽ công bố quyết định cuối cùng trong thời gian tới.
Mỹ thua cuộc trong chiến khí đốt vì thị trường châu Âu
Chủ tịch Phong trào Sáng kiến công dân của Nga, nhà phân tích chính trị Vladimir Soloveichik bình luận về sự thay đổi đột ngột trong quyết định của Đan Mạch tại một cuộc phỏng vấn. Theo ông Soloveichik, Đan Mạch đã có bước đi đúng đắn và khôn ngoan, sau đó với hoạt động của đường ống dẫn khí sẽ mang lại lợi nhuận cho đất nước và khí đốt giá rẻ sẽ ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của một số quốc gia trong khu vực.
Cũng theo ông Soloveichik, khí đốt của Nga sẽ giảm “chi phí sản xuất công nghiệp và dịch vụ được cung cấp tại các quốc gia này”. Ngoài ra, việc thực hiện dự án sẽ giúp ngăn chặn sự tăng trưởng của thuế khí đốt khi lắp đặt phục vụ cho nhà ở.
“Cuối cùng, Đức, Đan Mạch và các quốc gia khác sẽ có thể khắc phục hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế dễ dàng hơn nhiều do đại dịch Covid-19 gây ra, nhờ có các nguồn năng lượng giá rẻ”, ông Soloveichik nói thêm.
Ông Soloveichik nhấn mạnh, áp lực đối với dự án Nord Stream 2 từ Mỹ, Ba Lan và Ukraine đã không thành công. Chúng tôi có thể nói đây là “thất bại cục bộ” của Mỹ trong cuộc chiến thị trường khí đốt ở châu Âu, mà về phía Washington đang tích cực “trộn lẫn với áp lực chính trị đối với các đối thủ”.
Chuyên gia nói thêm rằng, người Đức đã xác định vị trí quan trọng của dự án Nord Stream 2, họ khăng khăng muốn hoàn thành việc xây dựng dự án bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
“Các doanh nghiệp và các chính trị gia Đức bảo vệ lợi ích của họ là ủng hộ việc hoàn thành sớm đường ống dẫn khí Nord Stream 2, việc ra mắt dự án là vì lợi ích của nền kinh tế Đức”, ông Soloveichik kết luận.
Mới đây, hôm 2/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định, mục tiêu là hoàn thành dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Dòng chảy Phương Bắc 2” từ Nga tới Đức, vốn đang vấp phải sự phản đối từ Mỹ.
“Các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ do Mỹ áp đặt không tương ứng với sự hiểu biết về luật pháp của chúng ta. Mặc dù quá trình xây dựng đang gặp nhiều rắc rối do vấn đề này, song chúng ta đều có cùng suy nghĩ rằng việc hoàn thành dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 là hoàn toàn đúng và chúng ta đang hành động theo tinh thần này”, Thủ tướng Angela Merkel nói.
Dự án “Dòng chảy Phương Bắc 2” liên quan đến việc xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỉ mét khối khí mỗi năm. Đường ống sẽ đi qua lãnh hải hoặc các vùng đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Dự án trị giá 11 tỉ USD, một nửa do Tập đoàn Gazprom của Nga tài trợ và nửa còn lại chia đều cho 5 công ty châu Âu (OMV, Wintershall Dea, Engie, Uniper và Shell). Dự kiến tăng gấp đôi lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức.
Thanh Bình (lược dịch)