Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu năm 2022?

Vào năm 2021, giá dầu đã tăng giá gần 60%. Điều này phần lớn là do sự phục hồi chưa từng có trên thị trường khí đốt. Các nhà phân tích cảnh báo, năm 2022 mức tăng trưởng như vậy sẽ không được mong đợi.

Giá dầu tăng

Đầu năm 2021, giá dầu Brent đạt hơn 50 USD/thùng, đến cuối tháng 12 giá vọt lên  79 USD/thùng. Các nhà phân tích cho biết, nhu cầu dầu đang gia tăng khi giá khí đốt tăng vọt và các nguồn năng lượng tái tạo không hoạt động, một số người tiêu dùng đang chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu thay thế, bao gồm cả các sản phẩm từ dầu mỏ.

Theo nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin của Ngân hàng Alfa, trong những năm qua, thị trường đã tích cực theo dõi cái gọi là “sự lây lan đen tối” - sự chênh lệch về giá khí đốt và sản xuất điện than ở châu Âu. Sự biến động của chỉ số này đã thực sự xác định động lực của nhu cầu về khí đốt trong 5 năm qua, có hại cho than đá hay không. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi giá khí đốt củng cố trên 1.500 USD/1.000 m3 và trở thành một hiện tượng thực sự chưa từng có đối với thị trường năng lượng.

{keywords}
Theo các chuyên gia giá dầu sẽ giảm dần do nguồn cung dư thừa. (Ảnh: RIA)

“Hiện tại, tình hình ở châu Âu thực sự nghiêm trọng, vì giá khí đốt tăng như ‘tuyết lở’ chủ yếu là do thiếu nguồn cung trên thị trường. Trong những điều kiện này, câu hỏi về việc tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế đã trở nên cấp thiết đối với châu Âu”, ông Blokhin nói.

Theo ông Blokhin, than nhiệt điện trở thành giải pháp thay thế chính, tăng thêm năng lực sản xuất sẽ giúp hạ nhiệt sự sôi động trên thị trường năng lượng. Nhưng thị trường năng lượng cũng được hỗ trợ bởi nhu cầu gia tăng đối với các sản phẩm dầu, điều này sẽ cho phép thay thế sản xuất khí đốt.

Châu Á là nơi đầu tiên phản ứng với việc tăng giá, khi từ chối mua khí đốt đắt tiền để chuyển sang sản xuất dầu mỏ. Châu Âu đã làm theo khi chuyển đổi một số cơ cấu phát điện sang nhiên liệu diesel. Điều này có thể tạo ra tiềm năng bổ sung cho nhu cầu dầu, theo các ước tính từ 500.000 đến 1,5 triệu thùng mỗi ngày (hiện nay thế giới tiêu thụ  khoảng 100 triệu thùng mỗi ngày). 

Điều gì sẽ xảy ra với giá dầu

Nhà phân tích Alexander Potavin của Finam tin rằng, có một số yếu tố rủi ro đối với giá dầu trong năm 2022.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý tài chính lớn nhất - Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh - tại các cuộc họp gần đây đã đưa ra lập trường cứng rắn trong chính sách tiền tệ, tập trung vào việc làm chậm lạm phát. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng sẽ ảnh hưởng đến giá dầu mỏ.

Thứ hai, sự lây lan của Covid-19 dẫn đến các biện pháp hạn chế ngày càng nhiều ở các quốc gia khác nhau, có nghĩa là nhu cầu năng lượng toàn cầu phục hồi hoàn toàn liên tục bị đẩy lùi. Thêm vào đó, khối lượng sản xuất dầu của Mỹ cũng đang dần tăng lên.

Tuy nhiên, có những yếu tố có thể khiến giá dầu “quay xe”. Nhà phân tích cấp cao Nikita Blokhin không kỳ vọng giá sẽ giảm trên thị trường khí đốt trong thời gian tới, đặc biệt là do thời tiết lạnh giá đang đến gần ở châu Âu, có thể dẫn đến một đợt tăng giá khí đốt khác.

“Theo ước tính của chúng tôi, báo giá dầu Brent có thể đạt lại mức 80 USD/thùng, điều này có thể xảy ra vào đầu năm sau”, ông Blokhin cho biết.

Vậy điều gì sẽ xảy ra với giá dầu trong dài hạn? Dự báo của các chuyên gia từ các công ty và ngân hàng  do cơ quan Interfax công bố gần đây cho thấy, giá dầu trung bình sẽ là 74 USD/thùng. Vào cuối năm 2021, giá dầu Brent giao tháng 2 trên sàn giao dịch ICE London giao dịch ở mức khoảng 79 USD/thùng.

{keywords}
Các yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ vào đầu năm 2022 chủ yếu liên quan đến cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hoặc những động thái của các nhà sản xuất dầu hàng đầu như Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+). (Anh: RIA)

“Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thị trường và khả năng giá giảm mạnh, chẳng hạn như xuống dưới 40 USD/thùng là không cao trong những năm tới”, Alexander Gryaznov, Giám đốc lĩnh vực khí đốt trong khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi của S&P Global Ratings nhận định.

“Trong một kịch bản khá thận trọng, giá dầu sẽ giảm dần xuống mức 55 USD/thùng vào năm 2023, mặc dù quá trình này có thể mất nhiều thời gian hơn hoặc giá sẽ cân bằng ở mức cao hơn. Nhưng ngay cả mức này cũng cao hơn mức chấp nhận được đối với Nga, ngược lại với các nhà sản xuất có chi phí sản xuất cao hơn, chẳng hạn như Mỹ, Mexico, một số quốc gia ở Nam Mỹ và châu Phi”, ông Gryaznov nhận định.

Giá dầu trong hơn 20 năm tới

“Dầu của Nga có mọi cơ hội để vẫn là một phần quan trọng trong cân bằng năng lượng trong tương lai không chỉ ở Nga, mà còn trên thế giới, kể cả khi chi phí sản xuất nó ở mức thấp nhất”, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay.

Sự tự tin này dựa trên hai luận điểm. Thứ nhất, theo những dự báo thực tế nhất, mức tiêu thụ dầu sẽ vượt xa năm 2050, và với khối lượng tương đương hiện tại, dầu sẽ được tiêu thụ trong ít nhất 10-15 năm nữa. Thứ hai, hơn 50% sản lượng của Nga vẫn cạnh tranh ngay cả với giá dầu trong khoảng 20-25 USD/thùng.

Theo ông Novak, vào năm 2040, nhu cầu dầu sẽ là 74 triệu đến 114 triệu thùng/ngày, so với 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019. Giá dầu vào năm 2050 sẽ nằm trong khoảng 40-70 USD/thùng.

“Trong những năm tới, hầu như không ai mong đợi lượng đầu tư lớn vào lĩnh vực dầu khí. Khối lượng đầu tư sẽ xấp xỉ mức của những năm gần đây, trong khi mức tiêu thụ dầu trên thế giới trong những năm tới sẽ ít nhiều ổn định, thậm chí tăng trưởng. Do đó, với các khoản đầu tư trì trệ vào ngành công nghiệp dầu mỏ và nhu cầu tăng, chúng tôi sẽ nhận được giá dầu cao”, nhà phân tích Potavin cho biết thêm.

Thanh Bình (lược dịch)

Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Thực hư tin đồn châu Âu sẽ không có khí đốt trong hai tháng?

Theo Bloomberg, châu Âu có nguy cơ không có khí đốt trong hai tháng tới do băng giá và tình trạng thiếu nhiên liệu trong các kho chứa.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !