Nga đang đặt cược vào khí đốt và dầu mỏ?

Theo tờ Les Echos của Pháp, Nga tuyên bố chuyển hướng sang khử cacbon, nhưng cho đến nay “điều này mới chỉ trên lời nói”.

Đối với Moscow, khí đốt vẫn là công cụ chính sách đối ngoại quan trọng và sự cạnh tranh giữa các gã khổng lồ hydrocacbon đang gây ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường vốn đã khó khăn.

Tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow, vị trí của Nga “rất mơ hồ”. Các nhà lãnh đạo Nga cuối cùng đã đặt ra cho mình mục tiêu làm cho nền kinh tế Nga trung hòa với cacbon, nhưng giữa cuộc khủng hoảng giá khí đốt đã khiến các gã khổng lồ dầu mỏ điêu đứng.

“Sau khi giá khí đốt tăng mạnh, cuộc khủng hoảng chính trị - năng lượng giữa châu Âu và Nga dường như đã giảm bớt căng thẳng. Tuy nhiên, hãy cẩn thận! Đối với khí đốt, áp lực có thể quay trở lại”, cộng đồng doanh nghiệp châu Âu ở Moscow lưu ý. Trong khi, các nhà chức trách Nga và Gazprom đang tỏ ra hài lòng.

{keywords}
Châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi giá nhiên liệu tăng lên ở mức cao chưa từng thấy trong nhiều năm qua. (Ảnh: RIA)

Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho gã khổng lồ khí đốt Gazprom tăng cường cung cấp cho các nước Liên minh châu Âu (EU) sau khi các kho dự trữ quốc gia đã đầy.

Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Chúng ta cần tạo ra một thị trường thuận lợi hơn. Tình hình hiện nay trên thị trường châu Âu không có lợi cho Nga”.

Tuy nhiên, châu Âu vẫn nghi ngờ Moscow “tống tiền” để cấp phép cho đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2).

Theo các tác giả của Les Echos, như để đánh lạc hướng dư luận, ông Putin chuyển sang một chủ đề khác: “Ông ấy bắt đầu nói về quá trình khử cacbon”. Không lâu trước khi khai mạc hội nghị ở Glasgow, Tổng thống Nga đã gây bất ngờ trước quyết định đạt được mức độ trung hòa carbon trước năm 2060.

Đồng thời, ông Putin bày tỏ hy vọng năng lượng khí hydro, ammonia và khí đốt tự nhiên sẽ đóng vai trò lớn hơn trên thị trường năng lượng vào những năm tới đây, trong khi dầu mỏ và than đá sẽ giảm.

Tổng thống Putin khẳng định Nga sẵn sàng đối thoại nhằm tìm kiếm những cách thức giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Cho đến khi phát biểu tại COP26 qua hình thức ghi hình, người đứng đầu một trong những quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới, đã không phát biểu cụ thể về vấn đề này.

Tuy nhiên, theo Les Echos, có một nhu cầu cấp thiết khi các chỉ số nhiệt độ ở Nga đang tăng nhanh hơn 2,5 lần so với mức trung bình trên thế giới, đặc biệt là ở Bắc Cực. Sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu chiếm 65% lãnh thổ Nga dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Chủ đề khử cacbon, hiện đang được thảo luận tại mọi diễn đàn của Nga và trở thành ưu tiên chính sách sau nhiều năm bị từ chối.

Áp lực từ các doanh nghiệp

Các hành động của Nga được quyết định bởi áp lực từ cộng đồng doanh nghiệp, không phải xã hội dân sự. Đối mặt với mối đe dọa về thuế carbon và tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị), các nhà sản xuất thép đặc biệt lo lắng về xuất khẩu sang châu Âu.

{keywords}
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho tập đoàn Gazprom tăng khối lượng khí đốt trong các cơ sở lưu trữ ở châu Âu. (Ảnh: RIA)

Cho đến nay, Nga vẫn dựa vào những cánh rừng rộng lớn ở Siberia để hấp thụ CO2, vì cứ 4 cây trên hành tinh thì có 1 cây mọc trên đất Nga. Ngược lại, những người theo chủ nghĩa tự do lạc quan hy vọng vào sự chuyển đổi công nghiệp và chấm dứt sự phụ thuộc vào hydrocacbon.

Tuy nhiên, đến nay khí đốt và dầu mỏ vẫn là ưu tiên của các tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga.

Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga trong Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (FSEG) Viktor Zubkov cho biết: “Chúng tôi đang hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng”.

Thông điệp của Nga được gửi đi rất rõ ràng: “khí đốt có tỷ trọng trong cán cân năng lượng toàn cầu sẽ tăng từ 23% lên 27% vào năm 2050, là năng lượng đáng tin cậy và thân thiện với môi trường; và Nord Stream 2, với công suất 55 tỉ mét khối mỗi năm sẽ tạo điều kiện phục hồi sau đại dịch và đảm bảo nguồn cung lâu dài.

Khí đốt là “vũ khí” của Nga

Người đứng đầu công ty khí đốt Novatek, ông Leonid Mikhelson cảnh báo: “giá khí đốt sẽ giảm, nhưng sẽ không trở lại mức của năm 2019”. Gã khổng lồ khí đốt của Nga lo lắng về giá quá cao có thể làm giảm nhu cầu. Rủi ro này ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được xây dựng cùng với Total ở Bắc Cực và các siêu dự án tương lai trong khu vực.

Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, các tuyên bố không thôi là chưa đủ, nếu không có các công nghệ phương Tây việc thực hiện dự án là không thể, bởi vì lĩnh vực này của Nga đang ở trong tình trạng khó khăn. Đồng thời, với nỗ lực “tránh sự tài trợ” của Trung Quốc, Novatek bất chấp lệnh trừng phạt, mời châu Âu tham gia đầu tư. Do đó, về mặt công nghệ và tài chính, châu Âu và Nga phụ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, Nga liên tục chỉ ra cho châu Âu những sai lầm khi từ chối các hợp đồng dài hạn; sự phụ thuộc vào thị trường giao ngay đầy biến động và các nhà đầu cơ; không đủ năng lượng lưu trữ; thất vọng về khí đốt của Mỹ ... Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm tăng giá khí đốt.

Giám đốc điều hành công ty dầu mỏ Nga Rosneft, ông Igor Sechin, giải thích rằng chi phí tài chính, môi trường của việc đổi mới cơ sở hạ tầng điện gió và năng lượng mặt trời đe dọa tương lai của châu Âu.

Tự hào về những cánh đồng năng lượng “xanh” ở Siberia, người đứng đầu Rosneft cảnh báo: “Đầu tư không đủ vào lĩnh vực dầu mỏ sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm và giá cao hơn”.

Ông Biden hoàn thành lời hứa gì với ông Putin?

Ông Biden hoàn thành lời hứa gì với ông Putin?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, ông đã thực hiện lời hứa với người đồng cấp Nga Vladimir Putin là truy bắt tội phạm mạng trên khắp thế giới.

Thanh Bình (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !