Điều đặc biệt chỉ có ở vắc xin Sputnik V giúp tăng hiệu quả chống Covid-19

Hai liều tiêm vắc xin Sputnik V của Nga có thể được xem là 2 loại vắc xin khác nhau, giúp hệ miễn dịch tăng khả năng nhận diện và chống lại virus corona.

Vắc xin Covid-19 Sputnik V được Trung tâm Dịch tễ và Vi sinh học Quốc gia Gamalaya của Nga phát triển trên công nghệ vecto virus. Sputnik V còn là vắc xin Covid-19 đầu tiên được cấp phép trên thế giới. Vào tháng 9/2020, kết quả nghiên cứu thử nghiệm của vắc xin Covid-19 Sputnik V đã được công bố.  

Theo Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), đơn vị tài trợ chính cho chương trình nghiên cứu và hợp tác sản xuất vắc-xin Sputnik V, đã có 70 nước trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Sputnik V. Trong số này, khoảng hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa Sputnik V vào chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Kết quả thực tiễn chứng minh vắc xin Sputnik V an toàn, sinh kháng thể và đáp ứng miễn dịch tế bào.

{keywords}
Sputnik V của Nga là vắc xin vecto phối hợp đột phá và độc đáo. (Ảnh: Reuters)

Công nghệ độc đáo

Sputnik V được đánh giá là vắc xin vecto phối hợp đột phá, độc đáo và duy nhất trên toàn cầu.

Vắc xin Sputnik V sử dụng tới 2 vector virus là adenovirus Ad26 cho mũi tiêm đầu tiên và adenovirus  Ad5 cho mũi tiêm thứ hai. Trong khi đó, các loại vắc xin cùng công nghệ chỉ sử dụng một vector virus cho cả hai mũi. Chẳng hạn như AstraZeneca sử dụng vector virus ChAdOx1, Janssen của Johnson & Johnson sử dụng Ad26, Convidecia của CanSino sử dụng Ad5.

Theo các nhà khoa học Nga, việc tiêm một vắc xin khác loại ở mũi thứ hai sẽ giúp hệ miễn dịch củng cố khả năng nhận diện và chống lại virus SARS-CoV-2.

Điều này sẽ kéo dài thời gian miễn dịch hơn so với chỉ tiêm một liều hoặc 2 liều nhưng cùng một loại vắc xin sử dụng một vector virus duy nhất. Kết hợp 2 loại vector virus cho hai mũi tiêm còn khắc phục được khuyết điểm của vắc xin dựa trên công nghệ này, đó là sự miễn dịch sẵn có trong quần thể với chính vector sẽ làm yếu khả năng bảo vệ của vắc xin.

Ngoài ra, khi sử dụng cùng một loại vector virus cho hai liều cũng có thể dẫn đến hiện tượng cơ thể phát triển phản ứng miễn dịch chống lại chính virus vector sau mũi tiêm thứ nhất, và tiêu diệt nó ở mũi tiêm thứ hai. Trong khi vắc xin kết hợp hai vector khác nhau sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra hiện tượng này.

Nói cách khác, có thể coi hai liều vắc xin Spunik V là 2 loại vắc xin khác nhau hoặc một loại vắc xin kép. 

Bên cạnh đó, vắc xin Spunik V có thể được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2 - 8 độ C, còn những vắc xin khác như Pfizer/BioNTech cần được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C.

Hiệu quả của vắc xin

Vắc xin Sputnik V được tiêm 2 liều và cách nhau 3 tuần. Đối tượng tiêm phòng là người trên 18 tuổi,

Hồi tháng Hai, Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật học Gamaleya, đơn vị nghiên cứu vắc xin Sputnik V, đã ông bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên tạp chí The Lancet. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vắc xin Sputnik V là 91,6%.

Điều này đưa vắc xin Sputnik V lọt vào Top 3 những vắc xin Covid-19 hiệu quả nhất thế giới, xếp sau vắc xin mRNA của Pfizer và Moderna có hiệu quả ban đầu lần lượt là 95% và 94,1%.

Tuy nhiên, dữ liệu cập nhật từ chiến dịch tiêm chủng trên 3,8 triệu người tại Nga vào tháng Tư cho hay, Sputnik V còn đạt hiệu quả bảo vệ thực tế cao hơn thử nghiệm và lên tới 97,6%. Vắc xin có thể ngăn chặn 100% các ca mắc Covid-19 có triệu chứng nặng. Ở người từ 60 tuổi trở lên nếu được tiêm đủ 2 mũi sẽ giúp giảm 91,8% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng sau 21 ngày tiêm mũi đầu tiên. Đây là cơ sở cho Viện Gamaleya khẳng định Sputnik V là "vắc xin hiệu quả nhất thế giới".

Vào tháng Tám, RT của Nga dẫn nguồn từ RDIF cho biết hiệu quả của vắc-xin Sputnik V đối với biến thể Delta là 83,1%. Hai liều vắc xin Sputnik V có khả năng chống lại 94,37% các ca nhiễm biến thể Delta nặng phải nhập viện. Con số được cho là cao hơn cả hai loại vắc xin mRNA của Mỹ là Pfizer và Moderna.

Không chỉ với biến thể Delta, vắc xin Sputnik V còn được chứng minh có hiệu quả ngăn ngừa với các biến thể khác như Beta và Alpha.

{keywords}
70 nước trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vắc xin Sputnik V của Nga. (Ảnh: Reuters)

Tác dụng phụ

Quá trình tiêm chủng ở Nga cho thấy Sputnik V không gây ra các biến chứng đông máu hiếm gặp, huyết máu tĩnh mạch não (CVT) và viêm cơ tim như các loại vắc xin COVID-19 dựa trên vector virus khác là AstraZeneca và Jennsen. Không có trường hợp tử vong liên quan đến vắc xin Sputnik V được ghi nhận.

Kết quả thử nghiệm được công bố cũng cho biết ​​không có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào liên quan đến vắc xin Sputnik V. Các phản ứng tại chỗ thường gặp sau tiêm gồm đau, nổi nốt, nóng và sưng. Các triệu chứng toàn thân được báo cáo thường xuyên nhất là mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, ớn lạnh, đau cơ, khó chịu và sốt với tỷ lệ 11,9% sau mũi 1 và 15,5% sau mũi 2.

Các nước đã tiêm vắc xin Sputnik V

Ngoài Nga, Argentina, Belarus, Serbia và Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) là một trong số các quốc gia đã tiêm vắc xin Sputnik V nhiều nhất. Hiệu quả trên thực tế còn cao hơn cả mong đợi từ phía nhà sản xuất.

Tại UAE, vắc xin Sputnik V đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp từ tháng Một. Dữ liệu từ Bộ Y tế UAE theo dõi 81.000 người đã được tiêm đủ 2 mũi Sputnik V vào tháng Sáu cho thấy, vắc xin đạt hiệu quả trên thực tế tới 97,8%, hiệu quả bảo vệ khỏi các trường hợp trở nặng là 100%.

Ngoài ra, không có trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng, phải nhập viện hay tử vong sau tiêm vắc xin Sputnik V tại UAE.

Tại Bahrain, vắc xin Sputnik V được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng Hai.  Dữ liệu phân tích  trên 5.000 người tiêm cho thấy Sputnik V đạt hiệu quả 94,3% ở ngày thứ 14 sau mũi tiêm 2. Hiệu quả phòng ngừa các ca mắc Covid-19 trở nặng là 98,6%.

Tại Belarus, Bộ Y tế nước này tuyên bố hiệu quả bảo vệ của vắc xin Sputnik V là 97,2%. Theo dõi trên hơn 860.000 liều vắc xin Sputnik V được tiêm ghi nhận không có trường hợp gặp tác dụng phụ hay tử vong. 

Ngoài các quốc gia Đông Âu và Trung Đông, vắc xin Sputnik V còn được phân phối nhiều nhất tới các quốc gia Mỹ La tinh. Argentina hiện là một trong số các nước tiêm vắc xin Sputnik V nhiều nhất. Theo dữ liệu của Bộ Y tế Argentina tính đến ngày 3/9, đã có hơn 11,37 triệu liều Sputnik V được tiêm cho người dân.

Kết quả theo dõi sơ bộ trên hơn 471.000 người già trên 60 tuổi tại Argentina đến tháng 6/2021 cho thấy, một mũi Sputnik V đầu tiên đã có hiệu quả ngăn tử vong do mắc Covid-19 là 74,9%. Tỷ lệ này tăng lên thành 93,3% đối với những người tiêm đủ 2 liều.

Đáng nói, chiến dịch tiêm chủng vắc xin Sputnik V tại Argentina khẳng định vắc xin không gây ra biến chứng đông máu hiếm gặp, huyết máu tĩnh mạch não (CVT) và viêm cơ tim nào như các loại vắc xin Covid-19 sử dụng công nghệ vector virus khác là AstraZeneca và Jennsen.

Cụ thể, dữ liệu từ chiến dịch tiêm chủng 2,8 triệu liều vắc xin Sputnik V tại tỉnh Buenos Aires của Argentina cho thấy, tỷ lệ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm của vắc xin này là 0,7/1 triệu liều, thấp hơn Sinopharm (0,8/1 triệu liều ) và Astrazeneca (3,2/1 triệu liều). Argentina cũng không có trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin Sputnik V.

Ở Mexico, quốc gia đã được phân phối 36 triệu liều vắc xin Sputnik V, tỷ lệ gặp các biến chứng bất lợi sau tiêm Sputnik V trên 100.000 trường hợp chỉ là 0,79.

Tại Serbia, khoảng 750.000 người cũng đã được tiêm vắc xin Sputnik V. Thứ trưởng Bộ Y tế Serbia Mirsad Jerlek cho biết Sputnik V là một trong hai loại vắc xin có tác dụng phụ nhẹ nhất. Hiện Serbia sử dụng 3 loại vắc xin Covid-19 là  Sinopharm, Pfizer và AstraZeneca. 

Giảm hơn 80% ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, Israel đã làm gì?

Giảm hơn 80% ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, Israel đã làm gì?

Một trong những yếu tố quyết định giúp Israel giảm được hơn 80% số ca mắc Covid-19 mỗi ngày là tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3. 

Minh Thu (tổng hợp)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !