Tai nạn máy bay rình rập sau thời gian dài phi công phải nghỉ bay

Nguy cơ xảy ra tai nạn máy bay đang trở thành vấn đề đáng quan ngại do phi công phải dừng bay quá lâu vì dịch bệnh. 

Trở lại khoang lái sau thời gian phải nghỉ việc vì mắc Covid-19, một phi công đã quên khởi động động cơ thứ hai của máy bay để thực hiện cất cánh. Vụ việc có thể dẫn tới thảm kịch nếu như phi công không dừng máy bay lại. Nguyên nhân được cho là do tâm lý sau nhiễm virus corona vẫn “còn nặng nề” khiến người này mất đi sự tập trung.

Trong khi đó, một phi công khác sau 7 tháng nghỉ việc vì dịch Covid-19 nhận ra rằng anh ta đã ấn nút điều khiển hạ bánh xe quá muộn khiến chiếc máy bay đi ra ngoài đường mất 240 m.

{keywords}
Tai nạn máy bay rình rập sau thời gian dài phi công phải nghỉ bay vì dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Cách đây vài tuần, một máy bay chở khách cất cánh khỏi sân bay nhưng đi sai hướng, do cơ trưởng trở lại làm việc lần đầu tiên sau hơn 6 tháng.

Theo Bloomberg, những sai sót chết người trên đều xảy ra ở Mỹ trong những tháng gần đây, sau khi các phi công đi làm trở lại. Trong các vụ việc, phi hành đoàn đều đổ lỗi cho nguyên nhân là do không được bay quá lâu sau thời gian phải nghỉ việc vì dịch Covid-19.

Đây cũng là 3 trong số hàng chục lỗi được báo cáo mà nguyên nhân lâu ngày phi công không được thực hành bay, kể từ dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới.

Chương trình giám sát những mối đe dọa an toàn tiềm tàng được Cục Hàng không Dân sự Mỹ (FAA) hỗ trợ tài chính nhấn mạnh, lỗi sai sót như trên của phi công đã tồn tại hàng thập niên. Nhưng hiện nay, vấn đề càng đáng quan tâm khi hàng loạt hãng hàng không thế giới quay trở lại hoạt động sau thời gian dừng bay. 

Theo số liệu từ công ty tư vấn Oliver Wyman, khoảng 100.000 phi công trên toàn thế giới đã bị cắt giảm giờ làm và thậm chí là nghỉ dài ngày vị dịch bệnh. Trong số này, không ít phi công chưa được trở lại khoang lái máy bay trong hơn 18 tháng.

Nhưng khi tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Covid-19 tăng cao giúp hoạt động hàng không được nối lại, mối lo ngại về việc thiếu trình độ, kinh nghiệm và đơn giản là chỉ một giây lãng quên cũng có nguy cơ dẫn tới thảm kịch.

“Đây thực sự là tình hình đáng lo ngại”, ông Uwe Harter, một phi công điều khiển máy bay Airbus SE A380 nhưng chưa được trở lại làm việc từ tháng 2/2020 nhận định. 

Cũng theo ông Harter, một số hãng hàng không đã tái đào tạo cho phi công  khi họ trở lại với công việc, nhưng một số hãng lại nhận định đây chỉ là vấn đề “cực nhỏ”.

Nhận thấy mối đe dọa an toàn thường trực đối với các phi công phải nghỉ việc quá lâu, Cơ quan Hàng không Dân sự quốc tế (ICAO) và Hiêp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã phối hợp với cơ quan quản lý hàng không hàng đầu của châu Âu để ban hành chi tiết hướng dẫn đào tạo lại cho các phi công trước khi trở lại bầu trời.

Song cuộc phỏng vấn với các phi công ở châu Á và châu Âu lại cho thấy, ngay cả khi hoàn thành các khóa tái đào tạo cả về lý thuyết và thực hành trong buồng lái mô phỏng, họ vẫn cảm thấy thiếu sự tự tin khi trở lại công việc. Nguyên nhân là do, không gì có thể thay thế áp lực thực tế khi ngồi trong buồng lái.

Bloomberg ước tính, ngành hàng không đã thiệt hại tài chính 138 tỉ USD riêng trong năm 2020 và thêm 52 tỉ USD cho năm 2021, do dịch Covid-19 vẫn khiến phần lớn hoạt động bay bị đình trệ.

Theo nghiên cứu hồi tháng Hai của Đại học Hàng không Embry-Riddle ở bang Arizona, Mỹ, số vụ tai nạn liên quan tới việc thiếu kinh nghiệm của phi công đã tăng lên gần như ngay lập tức sau khi dịch Covid-19 làm gián đoạn lịch trình bay của các hãng hàng không thương mại.

Tiến sĩ Rajee Olaganathanm, Phó Giáo sư tại Đại học Hàng không Embry-Riddle, cho hay chỉ có 1 sự việc nằm trong bản báo cáo của Hệ thống An toàn Hàng không Mỹ (ASRS) trong suốt 8 tháng trước tháng 3/2020, nhưng 8 tháng sau lại có tới 10 vụ. Tất cả những lỗi này đều liên quan tới vấn đề hạ cánh máy bay.

{keywords}
Phần lớn hoạt động bay thương mại trên thế giới vẫn đang bị đình trệ. (Ảnh: Reuters)

Bà Olaganathan nhấn mạnh thêm, nghiên cứu chỉ ra rằng các hãng hàng không cần đào tạo cho phi công về những kỹ năng bị thuyên giảm sau thời gian nghỉ dài, cũng như xây dựng các chương trình huấn luyện lâu dài. Nhưng quan trọng phi công cần thật thà trong các bài kiểm tra kỹ năng nghề nghiệp.

Bởi theo bà Olaganathan, ngay cả trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, những mối đe dọa an toàn tiềm tàng liên quan tới phi công “non kém” đã khiến phi công trở thành một trong những nghề nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ nhất hành tinh.

Lâu nay, ICAO thường xuyên đưa ra yêu cầu cứ 12 tháng, các phi công trải qua 2 bài kiểm tra kỹ năng và thực hành 3 lần cất cánh và hạ cánh mỗi 90 ngày. Ngoài ra, các phi công còn phải gặp bác sĩ chuyên ngành để kiểm tra y tế.

Nhưng khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát toàn cầu, ICAO đã cho phép các hãng hàng không linh hoạt thực hiện và đáp ứng những tiêu chuẩn đã đề ra. Cho tới nay, ICAO vẫn đề xuất 41 tiêu chuẩn ngoại lệ đối với 11 quốc gia bao gồm Campuchia, Nigeria và Pakistan.

Hoạt động bay thương mại tại Mỹ hiện giảm 17% so với mức bình thường, và ở Tây Âu vẫn giảm 35%, theo OAG. Còn ở khu vực Trung Đông, Nam Phi và Đông Nam Á, nhiều hãng hàng không vẫn chưa được hoạt động trở lại, do các đường bay quốc tế chưa được phép khai thác.

Việc các phi công trở lại làm việc sau thời gian dài thiếu kinh nghiệm bay trở thành mối đe dọa an toàn thường trực và có thể xảy ra thảm kịch trong ngành hàng không.

Như hồi tháng 9/2020, chiếc máy bay chở 307 hành khách của hãng Lion Air Group đã bị trượt khỏi đường băng ngay sau khi vừa hạ cánh xuống thành phố Medan ở phía bắc Indonesia. Dù không ai bị thương, nhưng rõ ràng đây là lỗi đặc biệt nghiêm trọng bởi chuyện này rất hiếm khi xảy ra. Được biết, phi công điều khiển máy bay có thời gian bay chưa đầy 3 giờ đồng hồ trong 90 ngày trước đó.

Dữ liệu được Mạng lưới An toàn Hàng không thu thập từ năm 1945 đến tháng 10 năm nay cho thấy, Indonesia hiện là một trong những quốc gia có mức an toàn hàng không kém nhất thế giới khi để xảy ra 105 vụ tai nạn và 2.356 người đã tử vong. Theo sau là Mexico và Venezuela.

Nghiên cứu của Boeing cũng cho thấy, trong hơn 1/2 số vụ tai nạn máy bay gây chết người từ năm 2011 – 2020 lỗi xảy ra là ở giai đoạn cuối hạ cánh. Bởi vào thời điểm này, khoảng cách giữa máy bay và đường băng bị rút ngắn và phi công còn rất ít thời gian để có thể khắc phục lỗi hoặc sự cố kỹ thuật.

Bí quyết giúp 2 quốc gia châu Á mở cửa trở lại trong thời kỳ Covid-19

Bí quyết giúp 2 quốc gia châu Á mở cửa trở lại trong thời kỳ Covid-19

Singapore và Malaysia, hai quốc gia có tỷ lệ cao tiêm phòng vắc xin Covid-19, đã cho công bố kế hoạch mở cửa trở lại với thế giới. 

Minh Thu (lược dịch)

Tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm năm thứ 7 liên tiếp

2022 là năm thứ 7 liên tiếp, tỷ lệ sinh ở Nhật Bản giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,25. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với mức 2,06 - 2,07 được coi là cần thiết để duy trì dân số.

Gần 80 nữ sinh ở Afghanistan nghi bị đầu độc

Một quan chức giáo dục ở Afghanistan cho biết, gần 80 học sinh nữ đã phải nhập viện vì tình nghi bị đầu độc trong 2 vụ tấn công riêng rẽ nhằm vào các trường tiểu học ở miền bắc đất nước.

Video cầu 4 làn bắc qua sông Hằng bất ngờ sập

ẤN ĐỘ - Một cây cầu 4 làn bắc qua sông Hằng, đang được xây dựng ở Bhagalpur, bang Bihar bất ngờ đổ sập lần thứ hai trong năm, song không gây ra thương vong nào.

Chuyện tình cổ tích của Thái tử Na Uy và cô bồi bàn đã có con riêng

Vợ chồng Thái tử Na Uy Haakon Magnus sắp kỷ niệm 22 năm ngày cưới, nhưng chuyện tình của họ vẫn được dư luận ngưỡng mộ và ngợi ca là cổ tích giữa đời thường.

Lở đất ở Trung Quốc, 19 người thiệt mạng

Tổng cộng, có 19 người đã thiệt mạng sau một trận lở đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc rạng sáng 4/6.

Sống ở Mỹ 42 năm, người đàn ông mới biết mình bị đánh cắp từ nhỏ

Sau 42 năm sống ở Mỹ, người đàn ông mới biết chuyện bản thân bị những kẻ bất lương đánh cắp khỏi mẹ ruột ở Chile để cho đi làm con nuôi.

Tài xế mang bầu cứu 37 học sinh trước khi xe buýt cháy thành than

MỸ - Một tài xế xe buýt trường học đang mang bầu 8 tháng ở bang Wisconsin đã được ca ngợi là người hùng vì cứu toàn bộ học sinh trước khi chiếc xe chìm trong biển lửa.

Giám đốc CIA có thể đã bí mật thăm Trung Quốc

Quan chức Mỹ tiết lộ Giám đốc CIA Bill Burns tháng trước bí mật thăm Trung Quốc.

Cuộc sống tại Ny-Ålesund, trạm nghiên cứu ở tận cùng thế giới

Ny-Ålesund là trạm nghiên cứu nằm gần Bắc Cực. Các nhà khoa học làm việc tại đây phải đối mặt với nhiệt độ -37,2 độ C và cả gấu Bắc Cực.

Nhà khoa học trẻ ra 10 tuổi sau 93 ngày sống dưới đáy biển

MỸ - Nhà nghiên cứu khoa học Joseph Dituri cho biết, việc ở dưới nước 93 ngày khiến ông trẻ ra 10 tuổi, tăng tuổi thọ 20%.

Đang cập nhật dữ liệu !