Chuyên gia giải thích sự mạnh lên của đồng ruble bất chấp các lệnh trừng phạt
Ông Roman Blinov, nhà phân tích cấp cao tại IC Russ-Invest mới đây đã giải thích sự mạnh lên của đồng ruble.
Theo ông Blinov, điều này được thúc đẩy bởi một số yếu tố, trong đó liên quan đến chiến thuật của Ngân hàng Trung ương Nga và hành động của các nhà xuất khẩu ngoại hối.
“Sự tăng trưởng khá nhanh chóng này của đồng tiền quốc gia Nga có một số nhiệm vụ nhất định và cần có sự hiểu biết về lý do tại sao điều này lại xảy ra”, chuyên gia của IC Russ-Invest nói.
Ông Blinov nói thêm rằng, công dân Nga thường gắn sự giàu có của họ với đồng USD và đồng euro, nhưng do sự gia tăng của lạm phát thế giới, không ai trong nước cần tăng giá quá mạnh.
Chuyên gia giải thích sự mạnh lên của đồng ruble bất chấp các lệnh trừng phạt. (Ảnh: RIA) |
Chuyên gia của IC Russ-Invest nói thêm, các nhà đầu tư quốc tế bán đồng USD ở mức 120-150 ruble có thể đã tích lũy được rất nhiều tiền của Nga, hiện cần được rút ra để không làm tăng lạm phát.
Cũng theo ông Blinov, một khía cạnh khác về sự mạnh lên của đồng ruble là sự cần thiết phải biện minh cho phương Tây rằng các nhượng bộ cần được thực hiện trong điều kiện dự trữ không mở rộng và khả năng thanh toán quốc tế.
Cuối cùng, ông Blinov cho rằng cần phải xác định tỷ giá “tương xứng” của đồng tiền Nga vào cuối năm 2022 dựa trên các chỉ số vĩ mô kinh tế.
“Chúng tôi hiểu rằng sẽ không nhìn thấy dòng vốn đầu tư từ các nước phương Tây trong một thời gian dài, nhưng chúng tôi không nên quên rằng bất kỳ chủ nghĩa tư bản nào, dù là Nga hay châu Âu, đều theo đuổi tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là sau một thời gian nhất định, không chỉ Hungary sẽ muốn thanh toán khí đốt tự nhiên, dầu, gỗ và kim loại công nghiệp của Nga bằng đồng ruble”, ông Blinov kết luận.
Trước đó, Ngân hàng trung ương Nga cho biết nước này đang nới lỏng các hạn chế về chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân trong vòng 6 tháng. Biện pháp này sẽ không áp dụng đối với những công dân và không phải công dân đến từ những nước áp đặt trừng phạt với Nga.
Các nhà phân tích của Promsvyazbank cho biết “bước đi này giống như một tín hiệu cho thấy nếu đồng ruble mạnh lên hơn nữa, chúng ta có thể mong đợi các biện pháp tiếp theo để giảm bớt các hạn chế kiểm soát tiền tệ”.
Trong một động thái liên quan, hôm 23/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã yêu cầu các quốc gia không thân thiện, vốn đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moscow, phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng ruble.
Tổng thống Putin đã ủy quyền các quan chức chính phủ, Ngân hàng Trung ương Nga và ngân hàng Gazprombank thực hiện các bước cần thiết để chuyển tất cả các khoản thanh toán khí đốt tự nhiên của Nga từ các quốc gia không thân thiện sang đồng ruble bắt đầu từ ngày 31/3.
Ông Putin nhấn mạnh, nếu các khoản thanh toán như vậy không được thực hiện, Nga sẽ coi đây là việc không hoàn thành nghĩa vụ từ phía người mua, với tất cả các hậu quả sau đó.
“Không ai bán miễn phí cho chúng tôi bất cứ thứ gì, và chúng tôi cũng sẽ không làm từ thiện. Có nghĩa là các hợp đồng hiện tại sẽ bị dừng lại”, Tổng thống Putin khẳng định.
Thanh Bình (lược dịch)
Các tỷ phú Ukraine ‘lao đao’ vì xung đột với Nga
Tài sản của các doanh nhân giàu nhất Ukraine đã giảm gần 10 tỉ USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Con đường tỷ phú Trung Quốc lọt vào top 20 người giàu nhất thế giới trong 5 năm
Doanh nhân Changpeng Zhao - nhà sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Binance đã tăng từ 0 lên 65 tỉ USD trong vòng chưa đầy 5 năm.