Do nhiệt độ cao chưa từng có và hỏa hoạn quy mô lớn, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố ở một số khu vực tại châu Âu.
Theo Daily Mail, hơn 1.000 người chết trên khắp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha do nắng nóng vượt quá mức chịu đựng của con người.
Khoảng 46% lãnh thổ của toàn Liên minh châu Âu (EU) đang bị hạn hán nghiêm trọng do nắng nóng kỷ lục và các nguyên nhân khác. Cháy rừng bùng phát ở nhiều nơi như Pháp, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Thông thường mùa hè là khoảng thời gian tương đối ít áp lực đối với các dịch vụ y tế châu Âu, nhưng với tình trạng nắng nóng khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn, các hệ thống y tế cũng cần chuẩn bị đối đầu với tình trạng gia tăng bệnh nhân do sóng nhiệt.
Các nghiên cứu phát hiện các đợt sóng nhiệt làm tăng ít nhất 10% số người phải vào phòng cấp cứu do các triệu chứng mất nước, say nắng và buồn nôn.
Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu công bố năm ngoái, với xu hướng hiện tại và nếu không có khả năng thích ứng thêm, số người chết hàng năm liên quan đến nắng nóng khắc nghiệt tại Liên minh châu Âu có thể tăng từ mức khoảng 2.700 người/năm lên 30.000 - 50.000 người vào năm 2050.
Cận cảnh nắng nóng thảm khốc tàn phá châu Âu:
Nắng nóng bất thường đã đến với châu Âu những tuần gần đây, ngay cả ở Anh nhiệt độ đã lên tới 40 độ, ở Madrid 49 độ, trong khi ở Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cháy rừng đang hoành hành. Báo cáo của Ủy ban châu Âu cho biết, hạn hán đe dọa gần một nửa EU vào mùa hè này, có thể dẫn đến thiệt hại về mùa màng.
Khoảng 300 cư dân từ 5 thành phố đã phải sơ tán đến nơi an toàn ở Extremadura, Tây Ban Nha.
Gần Barcelona, một đám cháy vượt khỏi tầm kiểm soát chỉ trong 6 giờ đã phá hủy 1.200 ha rừng.
Người dân thành phố Leiria của Bồ Đào Nha giúp đỡ các nhân viên cứu hỏa đối phó với đám cháy gần ngôi nhà của họ.
Ở El Pont de Vilomar, phía bắc Barcelona, hơn 1.600 ha rừng đã bị lửa thiêu rụi và 2 trăm người phải sơ tán.
Bất chấp những nỗ lực hết của lực lượng cứu hỏa, ngọn lửa vẫn tiếp tục lan rộng, thiêu rụi hàng nghìn ha rừng trồng trong vài giờ.
Từ các thành phố Alhaurin el Grande và Alhaurin de la Torre ở Andalusia thuộc Tây Ban Nha, 2.300 người đã phải sơ tán.
Tại Gironde của Pháp, một đám cháy đã nhấn chìm hơn 10.000 ha rừng.
Người Pháp gọi trận hỏa hoạn này là lớn nhất và khủng khiếp nhất trong nhiều thập kỷ gần đây.
Tại Anh, một kỷ lục nhiệt độ lịch sử được dự đoán khi không khí ở hầu hết lãnh thổ từ London đến Manchester sẽ nóng lên 41 độ. Mức độ nguy hiểm “đỏ” đã được tuyên bố tại đây.
Ở Wales và một số vùng của Scotland có mức độ nguy hiểm “màu vàng” - ở đây nhiệt độ khoảng 30 độ.
Các nhà chức trách Anh đang coi tình hình hiện tại là tình trạng khẩn cấp, người dân được yêu cầu không ra đường trừ khi thực sự cần thiết.
Tại Italy, chính phủ đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại thung lũng Po ở phía bắc đất nước, khu vực đang trải qua tình trạng hạn hán tồi tệ nhất 70 năm qua.
Tình trạng đáng báo động đã được quan sát thấy tại một số vùng ở Italy 6 tháng trước vào mùa đông, tuyết rơi xuống dưới 70% so với tiêu chuẩn và thực tế không có mưa mùa xuân.
Phần lớn miền Trung và Đông Đức đang bị hạn hán nghiêm trọng.
Đất bên bờ sông Rhine (Đức) nứt nẻ.
Nắng nóng và hạn hán đã tàn phá nghiêm trọng các khu rừng ở Lower Saxony, Đức.
Người xem Fox News mới đây đã tỏ ra “không hài lòng” trước những tuyên bố của Đệ nhất phu nhân Jill Biden khi cố gắng biện minh cho những thất bại của nhà lãnh đạo Mỹ.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.
Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.
Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.