Bộ Y tế Mỹ sẽ cho phép ‘trộn và kết hợp’ vắc xin Covid-19
New York Times đưa tin, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ cho phép “trộn và kết hợp” vắc xin Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau trong tuần này.
Theo đó, FDA dự định cho phép người Mỹ nhận liều vắc xin thứ 2 từ một nhà sản xuất khác với liều đầu tiên sau khi các nhà khoa học trình bày kết quả của một nghiên cứu mới được tài trợ bởi ngân sách liên bang vào hôm 15/10.
Bộ Y tế Mỹ sẽ cho phép ‘trộn và kết hợp’ vắc xin Covid-19. (Ảnh: Reuters) |
Nghiên cứu cho thấy, những người được tiêm vắc xin Johnson & Johnson liều đầu tiên và những người được tiêm liều thứ 2 của vắc xin Moderna có mức độ kháng thể cao hơn 76 lần trong 15 ngày. Đồng thời, liều lượng lặp lại của vắc xin Johnson & Johnson khiến lượng kháng thể tăng lên gấp 4 lần. Trong khi, vắc xin Pfizer/BioNTech cũng làm tăng nồng độ kháng thể trong vắc xin Johnson & Johnson so với mũi tiêm nhắc lại của vắc xin cùng loại, tuy nhiên không nhiều như khi sử dụng vắc xin Moderna.
FDA dự kiến sẽ phê duyệt vắc xin Moderna và Johnson & Johnson như một liều tăng cường cho mũi đầu tiên, cho phép áp dụng phương pháp tiêm chủng kết hợp. Tháng trước, Pfizer/BioNTech đã được FDA chấp thuận tiêm liều thứ 3 trong thời gian tối thiểu 6 tháng sau liều thứ 2.
Các chuyên gia nhấn mạnh, dữ liệu mới dựa trên thử nghiệm của các nhóm nhỏ tình nguyện viên và những phát hiện sơ bộ chỉ mức kháng thể - một thước đo phản ứng miễn dịch được tính toán trong dữ liệu nghiên cứu.
“Đây không phải là chỉ số về số lượng tế bào miễn dịch tấn công Covid-19”, các chuyên gia nhấn mạnh.
Theo Giáo sư - Tiến sĩ Kirsten Lyke, chuyên gia vắc xin tại Đại học Y Maryland, các nhà khoa học cảnh báo không nên sử dụng phát hiện của họ như một sự đảm bảo về bất kỳ sự “kết hợp” vắc xin nào đều tốt.
Cũng theo New York Times, dữ liệu nghiên cứu về việc “pha trộn và kết hợp” liều lượng vắc xin còn ít, dẫn đến một số nhà khoa học đã chỉ trích gay gắt các chính sách của chính quyền ông Biden, họ cho rằng các nhà cung cấp nên cần thêm thời gian trong tình trường hợp này.
Trước đó, Giám đốc điều hành (CEO) Pfizer, ông Albert Bourla, thừa nhận trên CNBC rằng hiệu quả vắc xin mạnh nhất ở mức 96,2% trong 1 tuần đến 2 tháng sau khi tiêm liều thứ hai. Sau mỗi 2 tháng, con số này giảm trung bình 6%. Khoảng 4 - 6 tháng sau khi tiêm 2 liều, hiệu quả vắc xin chỉ còn khoảng 84%. Kết quả này có được sau khi Pfizer/BioNTech nghiên cứu hơn 44.000 người trên khắp nước Mỹ và các quốc gia khác.
‘Vũ khí mới’ chống Covid-19 có gì đặc biệt khiến nhiều nước châu Á đang lùng mua?
Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đang lùng mua thuốc kháng virus do công ty Mỹ sản xuất với hy vọng làm thay đổi cuộc chiến chống Covid-19.
Thanh Bình (lược dịch)