‘Vũ khí mới’ chống Covid-19 có gì đặc biệt khiến nhiều nước châu Á đang lùng mua?

Nhiều nước châu Á - Thái Bình Dương đang lùng mua thuốc kháng virus do công ty Mỹ sản xuất với hy vọng làm thay đổi cuộc chiến chống Covid-19. 

Trong bối cảnh thế giới vẫn còn khan hiếm nguồn cung vắc xin Covid-19, nhiều nước ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang nhanh tay đặt mua loại “vũ khí mới” chống Covid-19. Đó là viên nang uống kháng virus, dù loại thuốc này chưa được cấp phép sử dụng.

Thuốc Molnupiravir do công ty dược Merck của Mỹ sản xuất đang được kỳ vọng có thể làm thay đổi cuộc chiến chống Covid-19, đặc biệt đối với những người không thể tiêm vắc xin.

{keywords}
"Vũ khí mới" chống Covid-19 thuốc Molnupiravir đang được nhiều nước châu Á lùng mua. (Ảnh: AP)

Hãng Merck đang xin Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Nếu được thông qua, Molnupiravir sẽ trở thành viên nang uống đầu tiên được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.

Còn hiện tại, ít nhất 8 nước và vùng lãnh thổ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm New Zealand, Australia và Hàn Quốc, 3 nước được đánh giá là khá chậm trong quá trình triển khai chương trình tiêm phòng vắc xin Covid-19, đã ký hợp đồng hoặc đang tiến hành đàm phán với công ty dược phẩm Merck. Đây là thông tin được công ty phân tích Airfinity hé lộ.

Các chuyên gia nhận định, dù thuốc Molnupiravir có tiềm năng được dùng để điều trị Covid-19, nhưng họ cũng đồng thời lo ngại người dân sẽ sử dụng loại thuốc này thay vì đi tiêm phòng. Trong khi đó, cho tới nay, tiêm phòng vẫn được xem là phương án tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc một số nước châu Á chạy đua tích trữ thuốc Molnupiravir có thể một lần nữa làm xuất hiện hiện tượng bất bình đẳng như trong hoạt động phân phối vắc xin Covid-19 toàn cầu. Bởi các nước giàu từng nhanh chóng chi tiền để mua vắc xin, còn các nước nghèo bị tước mất cơ hội.

“Molnupiravir thực sự là có tiềm năng và tiềm năng này có thể làm thay đổi cuộc chơi. Chúng ta cần chắc chắn không để lịch sử lặp lại, chúng ta không thể để tái diễn những sai lầm như đã chứng kiến trong hoạt động phân phối vắc xin Covid-19”, CNN dẫn lời ông Rachel Cohen, Giám đốc điều hành khu vực Bắc Mỹ của tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Thuốc cho Bệnh dịch bị bỏ sót.  

Thuốc Molnupiravir là gì?

Molnupiravir được xem là phương pháp tích cực bởi nó chữa bệnh Covid-19 mà bệnh nhân không cần phải nhập viện.

Về việc sử dụng thuốc, một khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc Covid-19, họ có thể bắt đầu uống thuốc theo liệu trình bao gồm 4 viên Molnupiravir hàm lượng 200 milligram được chia làm 2 lần/ngày và uống trong 5 ngày với tổng cộng 40 viên.

Không giống như các loại vắc xin Covid-19 đang được sử dụng nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch, thuốc Molnupiravir ngăn chặn khả năng sao chép của virus, theo bà Sanjaya Senanayake, Phó Giáo sư tại Trường Y Đại học Quốc gia Australia.

Theo bản báo cáo được công bố hồi đầu tháng 10, quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 trên hơn 700 bệnh nhân chưa tiêm vắc xin Covid-19 cho thấy thuốc Molnupiravir giúp giảm nguy cơ nhâp viện hoặc tử vong gần 50%, so với các bệnh nhân dùng giả dược.

Những người tham gia nghiên cứu được uống thuốc Molnupiravir hoặc giả dược trong 5 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng mắc Covid-19. Trong vòng 29 ngày, không ai uống thuốc Molnupiravir bị tử vong, nhưng đã có 8 người chết trong thời gian dùng giả dược.

Cho tới nay dữ liệu đầy đủ về quá trình thử nghiệm thuốc Molnupiravir vẫn chưa được công khai.

Các chuyên gia cũng đồng tình rằng, thuốc Molnupiravir mang đầy hứa hẹn. Bởi bệnh nhân sẽ không phải chờ cho tới khi xem bệnh có trở nặng hay không mới nhập viện điều trị, mà họ đã có thể uống thuốc kháng virus corona ngay sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19.

Không giống như phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19 hiện hành, thuốc Molnupiravir có thể mang về nhà để sử dụng và điều này giúp giải phóng nhân lực y tế để tập trung chữa trị cho những bệnh nhân bị trở nặng hơn.

“Uống một viên thuốc là phương pháp đơn giản hơn rất nhiều. Nó có thể làm thay đổi cuộc chơi chống Covid-19”, bà Senanayake nhấn mạnh.

Thuốc điều trị Covid-19 có ý nghĩa gì?

Các chuyên gia nhận định, vắc xin Covid-19 hiện là giải pháp chống dịch hiệu quả nhất. Nhưng tại châu Á – Thái Bình Dương, nơi tỷ lệ tiêm phòng ở nhiều nước dù đã được cải thiện sau khi chiến dịch tiêm ngừa khởi động chậm, hàng triệu người tới nay vẫn chưa được tiêm vắc xin mà nguyên nhân là họ không thể tiếp cận được nguồn cung vắc xin, hoặc không đủ tiêu chuẩn để tiêm.

Do đó, viên uống kháng virus đã xuất hiện.

“Còn rất nhiều người chưa thể tiêm phòng. Thuốc Molnupiravir có thể là giải pháp hàng đầu cho những người cuối cùng bị bệnh", bà Nial Wheate, Phó Giáo sư tại Trường Dược của Đại học Sydney cho biết.

Nhưng bà Wheate và các chuyên gia khác cũng lo ngại viên thuốc này có thể khiến việc thuyết phục người dân đi tiêm vắc xin Covid-19 trở nên khó hơn, và làm tăng thêm tỷ lệ chần chừ đi tiêm ngừa ở nhiều quốc gia bao gồm Australia.

Cũng theo bà Wheate, nghiên cứu cho thấy người dân thích uống các viên thuốc hơn là đi tiêm ngừa. Song các chuyên gia cho biết, viên uống Molnupiravir không thể thay thế vắc xin.

{keywords}
Thuốc kháng virus được kỳ vọng sử dụng để điều trị cho những người mắc Covid-19 nhưng không thể tiêm phòng vắc xin. (Ảnh: AP)

Vì sao châu Á – Thái Bình Dương muốn mua thuốc?

Theo dữ liệu của Airfinity, 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đang tiến hành đàm phán hoặc đã ký hợp đồng mua thuốc với Molnupiravir, mà trong số này có 8 nước thuộc châu Á – Thái Bình Dương.

Một số nước muốn tránh lặp lại sai lầm khi chậm chân đặt mua vắc xin Covid-19 dẫn tới chiến dịch tiêm phòng khởi động muộn.

"Tôi nghĩ chúng tôi chỉ muốn đảm bảo rằng chúng tôi đang dẫn đầu cuộc chơi khi nói đến những phát triển mới này", bà Senanayake nói.

Ông Cohen đồng quan điểm với bà Senanayake và nói thêm: "Một số nước thu nhập trung bình đang tránh rơi vào cái bẫy từng mắc phải, khi các quốc gia thu nhập cao tích trữ toàn bộ vắc xin".

Hiện chưa rõ mỗi nước sẽ chi bao nhiêu tiền để mua thuốc Molnupiravir.

Trong khi đó, Mỹ đã đồng ý trả 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liều nếu như thuốc Molnupiravir được cấp phép sử dụng. Con số này tương đương với 700 USD/liều thuốc Molnupiravir.

Phân tích của các nhà nghiên cứu Melissa Barber và Dzintars Gotham cho rằng, công ty Merck chỉ mất 18 USD cho nguyên liệu thô để sản xuất 1 liều Molnupiravir.

Hiện công ty dược Merck chưa xác nhận liệu con số trên có đúng hay không. Ngoài ra, hãng cho hay đang tiến tới cấp phép cho các nhà sản xuất để có đủ nguồn cung thuốc cho 104 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới. 

Nguy cơ bất bình đẳng

Các quốc gia có thu nhập thấp có thể gặp bất lợi khi sử dụng thuốc viên.

Một khi thuốc Molnupiravir được cấp phép, các nước sẽ phải xác định đối tượng được sử dụng là người có triệu chứng, hay cần có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona mới được dùng.

Chuyện này đòi hỏi cần trải qua xét nghiệm nhưng với nhiều nước, đó lại là vấn đề lớn, theo bà Cohen.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng, thuốc Molnupiravir được uống trong vòng 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng mắc Covid-19. Song một số nước lại không thể triển khai xét nghiệm nhanh như vậy.

Tổ chức phi lợi nhuận Bác sĩ Không biên giới đã ca ngợi thuốc Molnupiravir là "biện pháp có khả năng cứu mạng" đối với những người sống ở các khu vực chưa được tiêm vắc xin, và những người dễ bị tổn thương vì dịch bệnh.  

Nhưng câu hỏi đặt ra là làm sao để họ có thể tiếp cận được thuốc Molnupiravir. Theo bà Leena Menghaney, người đứng đầu chiến dịch tiếp cận thuốc của tổ chức Bác sĩ Không biên giới tại Nam Á, công ty Merck nắm bản quyền và có thể quyết định cung cấp thuốc cho các nước với mức giá khác nhau.

Do đó, bà Menghaney kêu gọi miễn trừ bản quyền với thuốc Molnupiravir để mọi quốc gia có thể tự sản xuất và cứu được nhiều người hơn.

Nhưng như trước đây, khi một số nhà hoạt động kêu gọi từ bỏ bằng sáng chế vắc xin Covid-19, chính phủ một số nước đã bác bỏ bao gồm Anh.

“Chúng tôi quan ngại về khả năng xuất hiện chủ nghĩa dân tộc trong hoạt động chống dịch. Điều chúng tôi lo sợ hơn là hoạt động tiếp cận công bằng thuốc kháng virus chính là thách thức đối với các nước có mức thu nhập trung bình và thấp”, bà Menghaney không quên nhấn mạnh, có thể một lần nữa các nước giàu sẽ vơ vét trước loại thuốc điều trị Covid-19 này.

Giảm hơn 80% ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, Israel đã làm gì?

Giảm hơn 80% ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày, Israel đã làm gì?

Một trong những yếu tố quyết định giúp Israel giảm được hơn 80% số ca mắc Covid-19 mỗi ngày là tiêm mũi vắc xin tăng cường thứ 3. 

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !