Ba lý do khiến chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên sụp đổ

Chiến lược gây áp lực tối đa lên chính quyền Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng việc áp đặt các lệnh cấm vận hà khắc và phô diễn sức mạnh quân sự đã không thể làm chậm quá trình phát triển chương trình hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong -Un

Theo nhận định của tờ National Interest (NI), nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do tính phi thực tế của các mục tiêu do Mỹ đặt ra trong chiến lược kiềm chế Triều Tiên.

Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tháng 1/2017, Bình Nhưỡng đã thử thành công 2 loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và cả bom nhiệt hạch. Theo chuyên gia phân tích Eric Gomes, điều này cho thấy chiến lược của ông chủ Nhà Trắng với Triều Tiên sẽ sụp đổ.

Điểm hạn chế then chốt trong chiến lược hiện nay của Mỹ là việc các mục tiêu được đưa ra không gắn liền với thực tế. Washington đòi hỏi phải giải giáp hạt nhân hoàn toàn và có kiểm tra trên bán đảo Triều Tiên nhưng lại không muốn hợp tác với Bình Nhưỡng.

Chính quyền Mỹ muốn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiểu rằng việc không từ bỏ các tham vọng hạt nhân sẽ phải gánh chịu các tổn thất lớn. Tuy nhiên, đối với giới lãnh đạo Triều Tiên, vũ khí hạt nhân là công cụ để tồn tại nên Bình Nhưỡng sẵn sàng chịu các tổn thất bất kỳ để sở hữu được vũ khí hạt nhân. Ngoài việc đe dọa chiến tranh, chính quyền Mỹ không có bất cứ công cụ nào để thực sự gây áp lực lên Triều Tiên.

Cụ thể, các lệnh cấm vận mới do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra chống Triều Tiên có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển các loại vũ khí mới hoặc chậm quá trình sản xuất các hệ thống vũ khí hiện nay của Triều Tiên.

Tuy nhiên, nó không thể giải quyết được nhiệm vụ giải giáp hạt nhân trên bán đảo này. Việc gia tăng áp lực sẽ chỉ càng làm giới lãnh đạo Triều Tiên quyết tâm hơn trong sở hữu vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, nếu như tính đến tiềm lực hạt nhân còn hạn chế của Triều Tiên và thực trạng không tốt của các hệ thống cảnh báo sớm về đòn tấn công hạt nhân và kiểm soát, khả năng lớn là chính quyền Kim Jong-un sẽ áp dụng học thuyết tấn công hạt nhân mà theo đó, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng ngay trong giai đoạn đầu xảy ra xung đột quân sự.

Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng

Đối với Triều Tiên, phương án tốt nhất đề kiềm chế khả năng tấn công của Mỹ là đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trước khi Mỹ kịp tiêu diệt nước này. Do đó, theo NI, Washington cần phải từ bỏ mục tiêu lý tưởng của mình là giải giáp hạt nhân hoàn toàn và tập trung vào nhiệm vụ kiềm chế khả năng tấn công ban đầu của Triều Tiên. Việc giải quyết nhiệm vụ này sẽ đơn giản hơn vì nó sẽ thực tế hơn do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Khác với giải giáp hạt nhân, việc duy trì nguyên hiện trạng như hiện nay sẽ có vai trò quan trọng trong kiềm chế Triều Tiên và điều này sẽ không khó để thực hiện.

Thứ hai: Nếu như nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ là ngăn không cho Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân thì khi đó, Washington cần phải từ bỏ các hành động quân sự phủ đầu chống các lực lượng hạt nhân. Vấn đề là ở chỗ, việc đe dọa thực hiện các đòn tấn công hủy diệt Triều Tiên sẽ phản tác dụng vì khi đó, nó sẽ chỉ làm tình hình thêm căng thẳng, còn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ rơi vào tình thế hoặc sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc phải nhận thất bại và diệt vong.

Thứ ba: Việc từ bỏ mục tiêu giải giáp hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên sẽ tạo ra nhiều sự linh hoạt hơn trong quan điểm của Mỹ với Triều Tiên, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao. Hiện Bình Nhưỡng có quá ít lý do để tiến hành các cuộc đàm phán với Washington, đối tác luôn đòi hỏi giải giáp hạt nhân hoàn toàn và coi đây là phương án duy nhất có thể chấp nhận.

Từ các phân tích này, tác giả bài viết trên NI kết luận rằng việc gây áp lực tối đa lên Triều Tiên để đạt được mục đích giải giáp hạt nhân bán đảo Triều Tiên của Mỹ sẽ thất bại. Thay vì quyết tâm theo đuổi mục tiêu này, Mỹ cần phải tập trung kiềm chế, không để Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các lệnh cấm vận và sức mạnh quân sự sẽ vẫn đóng vai trò nhất định trong chiến lược kiềm chế Triều Tiên nhưng sẽ là thông minh và hợp lý hơn nếu như Mỹ ngừng yêu cầu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Đức Dũng (Lược dịch)

Chiến thuật 'màn khói' giúp Nga vượt mặt UAV trinh sát của Ukraine

Quân đội Nga đã sử dụng chiến thuật "màn khói" để bảo vệ binh sĩ và khí tài của nước này trước các cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Ukraine.

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !