Thầy Đỗ Việt Khoa động viên chị Nguyệt “Hoài Đức” khi bị dọa giết

“Bạn đã dám đứng ra đấu tranh chống tiêu cực nên bạn phải dũng cảm, một mất một còn với họ, chấp nhận sự mất mát, đe dọa, phải cố gắng giữ tâm lý không được sợ hãi”, thầy Khoa nhắn nhủ chị Nguyệt.
Thầy Đỗ Việt Khoa động viên chị Nguyệt “Hoài Đức” khi bị dọa giết - ảnh 1

Thầy Đỗ Việt Khoa (Ảnh: Xuân Hải)

Sau khi vụ "nhân bản" xét nghiệm xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức bị xử lý, chị Hoàng Thị Nguyệt, người đứng ra tố cáo vụ việc liên tục nhận được tin nhắn đe dọa.Trao đổi với infonet.vn về vấn đề này thầy Đỗ Việt Khoa, người tố cáo tiêu cực ngành giáo dục nhiều năm, cho rằng chị Nguyệt cần rắn rỏi về tâm lý, không được sợ hãi.

Thưa thầy, sau khi vụ “nhân bản xét nghiệm” xảy ra ở bệnh viện Hoài Đức được đưa ra ánh sáng thì chị Hoàng Thị Nguyệt, người tố cáo sai phạm trong vụ việc này liên tục nhận được tin nhắn chửi bới, dọa giết, là người dám đứng ra tố cáo tiêu cực trong ngành giáo dục và gặp không ít cản trở, thậm chí bị hành hung, thầy đã làm gì để đứng vững, bảo vệ mình không ngã quỵ?

Trước hết, đối với cá nhân những người chống tiêu cực, tố cáo tiêu cực, đại đa số đều xuất phát từ bức xúc, sự bất công tại cơ quan, đơn vị nên dám đứng ra tố cáo. Bản thân tôi do bức xúc với tình hình tiêu cực của đơn vị, của ngành nên đã đứng lên tố cáo lãnh đạo cơ quan. Tuy nhiên, điều tôi trăn trở hiện nay là công cụ để bảo vệ người tố cáo chưa thực sự rõ, thậm chí người tố cáo còn bị trù úm chứ chưa nói đến được bảo vệ như thế nào. Điều này khiến cho người dám đứng ra tố cáo dễ bị đơn độc.

Tôi có thể đúc kết một câu là, đấu tranh với thủ trưởng, với sai phạm của cơ quan, đơn vị mình thì khó một, nhưng đấu tranh với sự bao che của cấp trên thì khó gấp nghìn lần. Vụ việc có được phanh phui hay không thì chỉ đợi đến khi báo chí vào cuộc mới thắng nổi. Đối với chị Nguyệt “Hoài Đức”, tôi có lời khuyên là: Bạn đã dám đứng ra đấu tranh chống tiêu cực nên bạn phải dũng cảm, một mất một còn với họ, chấp nhận sự mất mát, đe dọa, phải cố gắng giữ tâm lý không được sợ hãi.

Cái thứ hai, cũng rất quan trọng là bạn phải rắn rỏi về tâm lý, bởi vì nếu không vững về tâm lý thì khi bạn bị đe dọa sẽ khiến bạn sợ hãi, trên thực tế rất nhiều người đấu tranh chống tiêu chực xong bị rơi vào tình trạng trầm cảm, thậm chí là thần kinh. 

Thầy Đỗ Việt Khoa động viên chị Nguyệt “Hoài Đức” khi bị dọa giết - ảnh 2

Chị Hoàng Thị Nguyệt (Ảnh: Xuân Hải)

Để vững về tâm lý trước những tin nhắn đe dọa theo thầy phải làm như thế nào?

Để có tâm lý vững, thoát khỏi sự trầm cảm, theo tôi bạn nên tham gia vào các hoạt động xã hội, thể dục thể thao và thậm chí sẵn sàng đối đầu với sự trù dập.

Ngoài ra, những người tham gia đấu tranh cũng nên liên hệ với nhau, tìm hiểu thêm môi trường kinh tế, xã hội để sẵn sàng lo cho cuộc sống của mình, như làm thêm các công việc khác, sống bằng những nguồn thu từ sức lực của mình,...

Đặc biệt hơn, để cho những người chống tiêu cực không bị đơn độc thì một điều rất quan trọng là báo chí nên giúp họ, theo sát để bảo vệ họ. Đừng buông xuôi bởi vì người chống tiêu cực luôn thiếu thông tin, sự giúp đỡ và đơn độc. Đấy là kinh nghiệm của mình.

Sau khi những vụ việc tiêu cực bị phanh phui, hiện giờ thầy có nhận được những tin nhắn, lời đe dọa nào không?

Dọa dẫm thì không nhưng tin nhắn gửi đến chửi thì vẫn có. Ví dụ như vụ thi tốt nghiệp THPT 2014 vừa rồi ở Hòa Bình, sau khi mình có nhận được đơn cầu cứu của các phụ huynh nói về tình trạng chống trượt 300.000đ/em, kéo dài từ nhiều năm rồi. Sau khi quay cảnh thi cử nhốn nháo, mình có điện báo cho Bộ Giáo dục và Bộ cũng đã lên kiểm tra, giám sát khiến cho tỷ lệ trượt tốt nghiệp ở đây nhiều nên họ cú mình. 

Có một thầy giáo ở trên đó nhắn trên facebook đe dọa rồi chửi mình ghê lắm, nói rằng thầy Đỗ Việt Khoa làm cho hiện tượng tiêu cực của giáo dục ngày càng tinh vi, Trường THPT Nam Lương Sơn mà trượt tốt nghiệp hết thì thầy Khoa là người có tội.

Trước đây khi tố cáo tiêu cực trong cơ quan, đơn vị thầy phải chịu những áp lực như thế nào?

Trong thời gian tôi tố cáo tiêu cực xảy ra ở trường Vân Tảo, tôi liên tục nhận được tin nhắn đe dọa là “giết, tiêu diệt tận gốc, mày thích chơi kiểu gì tao cũng chơi,...”, thậm chí sau đó tôi còn bị đầu gấu đánh xong đe dọa.

Những lúc bị đe dọa thì thầy làm thế nào?

Lúc đó thì mình chỉ biết tự động viên mình vững tâm, cố gắng tự bảo vệ mình, đời cũng có số cả và sẵn sàng đương đầu với tất cả điều gì sẽ xảy ra đối với mình. Phải nên nhớ rằng đã dám đứng ra chống tiêu cực thì không được sợ hãi. Hãy tin vào lẽ phải, vì cái xấu trước sau sẽ bị phanh phui, bây giờ chưa được phát hiện ra thì sau này cũng bị phát hiện, cái đuôi lâu ngày cũng phải lòi ra mà.

Xin trân trọng cảm ơn thầy!

Xuân Hải (thực hiện)

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !