Thất nghiệp, nhiều thạc sĩ đi giao hàng, làm việc chân tay

Trung Quốc - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc gia tăng, nhiều thạc sĩ không tìm được việc phải rải CV đến hàng chục công ty, thậm chí tìm việc lao động chân tay để sống qua ngày.

Gửi CV đến 32 công ty, chỉ có 2 lời mời phỏng vấn

Theo tờ US Today News, Gloria Li tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Thiết kế đồ họa vào tháng 6. Cô bắt đầu tìm việc với hy vọng có một vị trí phù hợp. Nữ thạc sĩ mong muốn tìm được công việc tại một thành phố lớn ở miền Trung Trung Quốc, với mức lương khởi điểm 1.000 USD/tháng (khoảng 23 triệu đồng).

Tháng 5 vừa qua, cô đã nhắn tin cho hơn 200 nhà tuyển dụng và gửi hồ sơ xin việc đến 32 công ty, nhưng chỉ nhận được 2 lời mời phỏng vấn. Trong đó, một vài công ty đề nghị cô ở vị trí thực tập sinh với mức hỗ trợ 200-300 USD/tháng (khoảng 4,6-7,0 triệu đồng) và không có thêm quyền lợi. Trước tình huống trên, người này cho biết sẽ nhận lời mời của một công ty bất kỳ, kể cả làm nhân viên bán hàng - ngành nghề cô không thích trước đó.

Chia sẻ về lý do có quyết định liều lĩnh, cô cho biết khoảng 10 năm trước, Trung Quốc phát triển và có nhiều cơ hội. Hiện tại, ngay cả khi Gloria muốn phấn đấu cũng không biết bản thân phải rẽ theo hướng nào để tìm được việc. 

 

Ảnh minh họa: The News York Times.


Tôn Nguyệt Hưng 22 tuổi, là cử nhân ngành tiếng Anh tại ĐH Ngoại ngữ Bắc Kinh tốt nghiệp vào tháng 6. Người này cho biết, đã rải hồ sơ khắp hội chợ việc làm ở Bắc Kinh, nhưng đến giờ vẫn không nhận được lời đề nghị ứng tuyển.

Nguyệt Hưng đã hạ thấp mức lương kỳ vọng trong hồ sơ xin việc, nhưng vẫn không có kết quả. "Thị trường việc làm cạnh tranh khốc liệt, tôi buồn vì biết sẽ thất nghiệp ngay sau khi bước ra khỏi cánh cửa ĐH", cô nói.

Phó Tử Hào là cử nhân của ĐH Thể thao Thẩm Dương cho biết, đã gửi hồ sơ tới hầu hết các trường tuyển dụng giáo viên thể dục ở Bắc Kinh, nhưng đều không có kết quả.

"Tôi bị từ chối vì chỉ có bằng cử nhân. Các trường học ngày nay, kể cả tiểu học cũng yêu cầu giáo viên thể dục có bằng thạc sĩ", anh chia sẻ. Tử Hào sẽ tiếp tục cố gắng cho đến khi được tuyển dụng.

Xu hướng tìm việc chân tay

Anh Vương - Cựu Giám đốc quảng cáo ở Côn Minh, thất nghiệp từ tháng 12/2021 sau khi đại dịch ảnh hưởng nặng nề đến ngành này. Anh nghĩ đến việc về quê làm thay vì phải chật vật mưu sinh tại thành phố lớn. Sau khi đưa ra quyết định, người này đã nói chuyện với bố mẹ về việc chuyển về quê và bắt đầu gây dựng trang trại lợn.

Anh Quách - nhà phân tích dữ liệu ở Thượng Hải, cũng thất nghiệp từ năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch. Hiện, anh chấp nhận làm công việc chân tay trong thời gian tìm việc khác. Thậm chí, để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, anh phải hủy gói dịch vụ âm nhạc có trả phí và trò chơi điện tử.

Từ tháng 12/2022, anh bắt đầu đi giao đồ ăn. Mặc dù làm việc từ 11-12 tiếng/ngày, anh chỉ kiếm được hơn 700 USD/tháng (khoảng 16 triệu đồng). Thế nhưng, gần đây người này đã xin nghỉ vì cảm thấy công việc vất vả, kiệt sức mà lương không cao.

Một sinh viên khác theo học ngành Tài chính quốc tế tại Bắc Kinh cho biết, quyết định làm việc tại Viện dưỡng lão trong ngôi làng miền núi ở tỉnh Quý Châu, với mức lương 3.000 NDT/tháng (khoảng 10 triệu đồng).

Với 2 năm làm việc tại miền núi, anh tin rằng ghi thêm điểm trong kỳ thi thạc sĩ hoặc mở đường cho anh trở thành viên chức làm việc ở địa phương. "Tìm được việc không khó, điều khó nhất là có được công việc mơ ước", người này nói.

Gia tăng tỷ lệ thạc sĩ thất nghiệp

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thiết kế tương tác tại ĐH hàng đầu ở Anh, Steven trở về Trung Quốc. Anh cho biết, trong số 13 sinh viên Trung Quốc cùng khóa tốt nghiệp, 5 người ở lại nước ngoài vì đã tìm được việc. 8 người còn lại trở về nước nhưng chỉ 3 người đã có lời mời làm việc đảm bảo. Còn anh, đến nay vẫn chưa tìm được việc làm.

Một trường hợp khác cũng tương tự, Trương tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quy hoạch đô thị tại một ĐH ở Thượng Hải. Người này 'rải' khoảng 130 hồ sơ, nhưng không nhận được lời mời làm việc từ công ty nào.

Trong thời gian tìm việc, cô làm gia sư bán thời gian với thu nhập là 700 USD/tháng (khoảng 16 triệu đồng) nhưng vẫn không đủ để trang trải cuộc sống tại TP lớn của Trung Quốc.

Hiện, tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc đã chạm đến mức báo động. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết. Ở một số thành phố lớn của đất nước này đã và đang triển khai nhiều biện pháp để giảm thiểu tình trạng thất cho sinh viên mới ra trường. 

Thắm Nguyễn

 (Theo US Today News, New York Times, WSJ)

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

Đang cập nhật dữ liệu !