Tết xưa và nay: Tết nào cũng là “Tết vui"!

Tết vui hay không do chính chúng ta tạo nên. Dù là Tết xưa hay Tết nay, đây cũng là dịp ý nghĩa nhất để vui vẻ, bỏ qua mọi lo lắng để sum vầy trọn vẹn bên gia đình sau một năm dài xa cách.

Tết xưa - Tết nay

Tết xưa nếu so về vật chất hay điều kiện tiện nghi đều không thể sánh bằng cái Tết ngày nay nhưng chỉ cần mỗi chúng ta vui vẻ, đó đều là tinh thần của ngày Tết. Nhiều người cho rằng Tết đang dần nhạt đi, nhưng thật ra Tết vẫn vui đấy thôi, vẫn có những người hàng năm háo hức mong chờ về nhà đón Tết.

Vậy Tết xưa - Tết nay vẫn vui như thế nào?

Bánh chưng: Tết xưa là hình ảnh quây quần xúm xít của cả nhà chụm vào gói bánh bên khoảng sân nhỏ có lát gạch đo đỏ, là hình ảnh của đám trẻ trông nồi bánh chưng, còn tranh thủ nướng khoai ngô nóng hổi bên bếp lửa hồng.

Tết nay, bạn sẽ ít thấy những chiếc bánh chưng tự gói hay những bếp than hồng của nồi bánh chưng. Người ta có thể dễ dàng mua bánh chưng gói sẵn ở chợ, siêu thị. Nhưng vẫn rất nhiều nhà giữ truyền thống tự gói bánh, bắc bếp củi đun bánh cực vui đấy nhé!

Tết đến là khi cả nhà quây quần gói bánh chưng.

Mâm cơm ngày Tết: Tết đến là thèm lắm những đồng bánh chưng xanh ăn với củ kiệu muối, thèm cả nồi thịt kho của mẹ. Mâm cơm Tết ngày xưa toàn những đồ ăn truyền thống, còn Tết nay có thêm nhiều món mới lạ hơn. Tuy vậy, Tết năm nào cũng phải ăn uống, mở bia rôm rả để mừng năm mới.

Tết nào thì giây phút ngồi sum vầy ăn cơm cùng gia đình vẫn là giây phút hạnh phúc nhất.

Tết của ngày bé, theo đám trẻ trong làng rồng rắn đi chúc Tết để được nhận những phong bao lì xì đỏ thắm. Là những ngày háo hức được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới cũng sung sướng, mất ngủ cả đêm.

Tết nay, lớn thêm rồi, bạn có thấy vui vẻ và hạnh phúc hơn khi có thể lì xì cho tụi em nhỏ, đám cháu và biết mừng tuổi cho ông bà, ba mẹ thêm mạnh khỏe, sống lâu không?

Vậy đấy, Tết vẫn vui như vậy mà. Dù cuộc sống hiện đại có làm Tết nay khác đi nhiều so với Tết xưa nhưng chỉ cần bạn vui vẻ và tận hưởng những giây phút ý nghĩa này bên gia đình, bạn bè thì mọi lo lắng đều tan biến.

Tết nào cũng phải là “Tết vui”!

“Tết càng ngày càng nhạt, Tết bây giờ không còn vui như xưa” có phải không? Có chăng là khi Tết về, đâu đó trong lòng chúng ta vẫn còn những lo toan nên không cảm nhận được trọn vẹn giá trị của Tết truyền thống.

Tết khác hay chúng ta khác, đó là do mỗi người tự tạo nên. Dù Tết xưa - Tết nay có khác nhau như thế nào đi chăng nữa thì Tết vẫn luôn là dịp để sum vầy với gia đình và tận hưởng những phút giây bên nhau thật vui vẻ và đầm ấm.

Những điều ước ngày Tết vô tình lại trở thành nỗi lo lắng theo suốt chúng ta cả kỳ nghỉ Tết và những ngày sau đó. Đôi khi còn làm bạn nhớ lại những điều chưa đạt được trong năm cũ, khiến bạn cảm thấy chán nản, chán Tết, đừng mong Tết đến… Thế thì “oan uổng" cho Tết quá!

Bí kíp sống vui ngày Tết: Tết đừng tối ngày cứ lo ước ước, chi bằng thời gian đó đón Tết thật vui vẻ bên gia đình bạn ha! Cứ lạc quan, yêu đời và tích cực, mình tin một năm mới nhiều may mắn và tài lộc chắc chắn sẽ đến.

Mỗi năm khi Tết cũng sắp về, bạn có thấy tim mình vẫn rộn ràng, có thấy thèm bữa cơm Tết cùng cả nhà không? Vậy là bạn cũng đang hồi hộp và mong ngóng muốn về nhà đón Tết lắm rồi!

Huyền Trần/TGT

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !