Tên lửa Trung Quốc có thể nhắm bắn đất liền Mỹ

Trung Quốc đang chuẩn bị điều động tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tuần tra phía bắc Thái Bình Dương và ít nhất 2 bang Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa Trung Quốc.

Tờ Russiatoday dẫn thông tin từ báo cáo của Viện hải quân Mỹ cho hay Hải quân Trung Quốc đã chuẩn bị để các tàu ngầm tên lửa hạt nhân lớp Jin bắt đầu tuần tra trong năm 2014. Các tàu ngầm này sẽ mang theo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được cho có tầm bắn ít nhất 14.000 km và có thể mang đầu đạn đơn hoặc đầu đạn chùm.

Tên lửa Trung Quốc có thể nhắm bắn đất liền Mỹ - ảnh 1

Tàu ngầm Trung Quốc.

“Với tầm bắn trên 14.000km, tên lửa đạn đạo của tàu ngầm lớp JL-2 có thể bắn tới Hawaii, Alaska và có thể cả các khu vực phía tây lục địa Mỹ từ các vùng biển Đông Á”, Sĩ quan tình báo hải quân Mỹ Jesse Karotkin viết trong báo cáo gửi Hội đồng an ninh kinh tế Mỹ - Trung.

Các tàu ngầm lớp Jin loại 094 là bước tiến lớn về công nghệ so với tàu loại 092 mà trước đây Hải quân Trung Quốc vẫn thường sử dụng. Khi nạp đầy thiết bị, tàu lớp Jin nặng tổng cộng 11.000 tấn. Hải quân Mỹ coi bước tiến này của Trung Quốc là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh “muốn ngang hàng với các quốc gia phương Tây”.

“Ba tàu ngầm lớp Jin hiện đang phục vụ Hải quân không đủ để duy trì sự hiện diện hải quân tăng cường ở khoảng cách xa, nhưng nếu Hải quân Trung Quốc có 5 tàu ngầm thì kế hoạch duy trì hiện diện hải quân liên tục ở thời bình là có điều khả thi”, Karotkin báo cáo.

Trong báo cáo của mình, Karotkin giải thích rằng có một số yếu tố buộc Trung Quốc phải hiện đại hóa Hải quân của mình. Hiện Trung Quốc đang sở hữu hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ cỡ lớn và khoảng 77 tàu chiến cùng gần 100 tàu cỡ nhỏ khác.

“Vào buổi bình minh của Thế kỷ 21, Hải quân Trung Quốc đã có một lực lượng tuần duyên tương đối lớn. Mặc dù lợi ích hàng hải của Trung Quốc đang thay đổi nhanh chóng, cho tới nay đa số cơ sở hạ tầng hải quân đều có năng lực và độ bền vững rất hạn chế, đặc biệt ở các vùng biển xa. Trong vòng 15 năm qua, Quân đội Trung Quốc đã nỗ lực hiện đại hóa năng lực đổ bộ, đạt nhiều tiến bộ về công nghệ và có khả năng linh hoạt cao” Karotkin viết tiếp.

“Quá trình chuyển đổi này đang diễn ra rất rõ ràng không chỉ thể hiện ở các hoạt động chống cướp biển của Quân đội Trung Quốc ở vịnh Aden, hiện đã bước sang năm thứ 6, nhưng còn ở cả các hoạt động và các cuộc tập trận ở cấp độ cao hơn của hải quân nước này trong khu vực. Trái ngược với chiến lược có qui mô hạn hẹp của nước này cách đây một thập kỷ, Quân đội Trung Quốc đang tự cải thiện để chuẩn bị cho một loạt mục tiêu bao gồm một cuộc chiến với Đài Loan, khẳng định chủ quyền hàng hải, bảo vệ các lợi ích kinh tế cũng như các hoạt động chống cướp biển và nhân đạo”, ông báo cáo.

Trung Quốc cũng cho thấy nước này cũng đã cải thiện các lực lượng quân đội khác trong tháng trước. Theo thông tin của Lầu Năm Góc, Quân đội Trung Quốc đã cho bay thử một phương tiện chở tên lửa đầu đạn hạt nhân siêu thanh có khả năng xâm nhập bất kỳ hệ thống phòng không nào. Vũ khí này có vai trò thay đổi “bàn cờ” với khả năng nhắm bắn đầu đạn hạt nhân trước khi các hệ thống quốc phòng có thể phản ứng.

Lầu Năm Góc xác nhận về vụ bay thử nói trên của Quân đội Trung Quốc nhưng không giải thích thêm. Hiện Mỹ được cho là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu loại vũ khí này. 

Tùng Lâm

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới

Nga đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới vào năm 2024, với doanh số bán vũ khí và thiết bị quân sự (WME) ra nước ngoài là 13,75 tỷ USD.

Kalashnikov đẩy mạnh sản xuất tên lửa và đạn tuần kích

Tập đoàn Kalashnikov thông báo sẽ tăng đáng kể sản lượng tên lửa và vũ khí pháo binh. Theo kế hoạch, sản lượng các loại vũ khí này sẽ tăng 60% vào năm 2025, trong khi sản lượng tên lửa có điều khiển đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

Đang cập nhật dữ liệu !