Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp

Trong “Câu lạc bộ hạt nhân” ngoài Nga và Mỹ, các thành viên khác cũng có các dòng ICBM và SLBM nội địa. Tuy nhiên, do được triển khai với quy mô nhỏ và không được đầu tư lớn như Nga và Mỹ trong cuộc đua chiến tranh Lạnh nên thông tin về các dòng vũ khí hủy diệt hàng loạt này ít được biết đến.
Ở châu Âu, trong khi Anh hợp tác với Mỹ tập trung sử dụng SLBM D5 Trident II, thì Pháp lại có dự án phát triển SLBM của riêng mình với chương trình MSBS - Mer-Sol-Ballistique-Stratégique (Sea-ground-Strategic ballistic missile) bắt đầu từ năm 1971 với sản phẩm đạn tên lửa M-1.
Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp - ảnh 1

M-51 trong một vụ phóng thử.

Điểm nhấn của chương trình trên hiện là SLBM M5/M51 với nhiều tính năng hiện đại như: Đầu đạn tự phân chia, công nghệ đầu đạn hạt nhân kiểu mới TNO và CEP thấp. Do thông tin về dòng vũ khí chiến lược này của Pháp hầu hết được giữ bí mật, QĐND Online xin điểm vài nét về dòng vũ khí với nhiều đặc điểm “rất Pháp” này.

Giảm tầm bắn vì thiếu kinh phí

Năm 1992, Bộ Quốc phòng Pháp đã thông qua kế hoạch phát triển SLBM mới với tên mã M-5 tiếp nối theo truyền thống của chương trình MSBS từ năm 1971. M-5 được dự kiến phát triển và hoàn thành đề trang bị trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp  Le Triomphant thứ 7 (hạ thủy năm 1995) từ năm 2010.

Tuy nhiên, trong thời gian dài từ thời điểm được duyệt kế hoạch phát triển, thông tin về M-5 rất mờ nhạt. SLBM M-5 được dự đoán là có kết cấu 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn (tương tự SLBM M-45 trước đó của hải quân Pháp) với tầm bắn đạt tới 11.000km và những cải tiến mang theo mồi bẫy để xuyên thủng lá chắn tên lửa của Nga. Theo một số nguồn tin, M-5 dài 12m, đường kính thân khoảng 2,3m và tổng trọng lượng tên lửa không dưới 48 tấn. Thiết kế trên cho phép M-5 mang được 6-10 đầu đạn tự phân tách kiểu TN 76 với sức công phá mỗi đầu nổ đạt 100 Kilotone.

Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp - ảnh 2
Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp - ảnh 3
Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp - ảnh 4
Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp - ảnh 5

Một số quy trình chế tạo đạn tên lửa M-51.

Tuy nhiên, số phận của M-5 đã đi theo hướng mới vào tháng 2-1996, khi tổng thống Pháp thời điểm đó tuyên bố kế hoạch phát triển M-5 phải thay đổi những thông số kỹ thuật quan trọng để phù hợp với ngân sách phát triển bị cắt giảm. Đây chính là tiền đề ra mắt SLBM M-51 với nhiều cắt giảm thông số so với nguyên mẫu M5. M51 vẫn giữ thiết kế nguyên gốc của M-5 nhưng được hạn chế về kích thước và tầm bắn. M-51 cũng được tích hợp công nghệ mới để “chờ đợi” trang bị đầu đạn hạt nhân kiểu mới TNO - Tête Nucléaire Océanique với sức công phá 150 Kilotone từ năm 2015.

Với tổng chi phí phát triển 32,7 tỷ france (dự án M-5 là 42 tỷ france), “sức mạnh” của M-51 cũng bị giảm đi đáng kể với tầm bắn tiêu chuẩn chỉ đạt 6.000km. So với người tiền nhiệm M-5, tầm bắn 6.000km chỉ áp dụng khi tên lửa mang đủ 10 đầu đạn nặng 1,4 tấn. Tuy nhiên, điểm mới của M-51 là kết cấu thân và vật liệu làm vỏ tên lửa được áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite (sợi các-bon kết hợp với epoxy).

Nhỏ, nhưng có võ

Chính thức được đưa vào biên chế hải quân Pháp từ năm 2010 trên các tàu ngầm lớp Le Triomphant, SLBM M-51 hoàn toàn thay thế phiên bản SLBM M-45 trước đó với nhiều đặc tính ưu thế vượt trội. Từ các thông tin công khai, tổng trọng lượng của SLBM M-51 đạt 50 tấn, nặng hơn đáng kể so với M-45 với 35 tấn. M-51 vẫn giữ kết cấu 3 tầng phóng sử dụng nhiên liệu rắn nhưng trang bị công nghệ thay đổi véc-tơ lực đẩy cho phép tên lửa có khả năng cơ động cao hơn sau khi phóng. Nhờ sử dụng vật liệu composite, bộc lộ nhiệt, tín hiệu phản xạ ra-đa của M-51 được giảm thấp đáng kể, nhưng việc gia công tên lửa cần nhiều thời gian hơn.

Tên lửa M51 – “Nắm đấm hạt nhân” của hải quân Pháp - ảnh 6

Lắp đạn tên lửa M-51 lên tàu ngầm.

Hệ thống điều khiển tên lửa không được tiết lộ, nhưng nhiều chuyên gia đánh giá hệ thống được “cách mạng” để đảm bảo khả năng xuyên thủng bất kỳ lá chắn tên lửa nào trên thế giới.

Ở tầm bắn tiêu chuẩn 6.000km, SLBM M-51 có thể mang được 10 đầu đạn tự cơ động quỹ đạo công nghệ MIRV. Tuy nhiên, do không được giải mật nên không rõ nguyên tắc hoạt động của đầu đạn MIRV của Pháp.

Đạn tên lửa SLBM M-51 được đặt trong một khoang kín không thấm nước ở chế độ bảo quản. Khi được lắp trên tàu ngầm, khoang kín này cũng là “lớp màng” đảm bảo cân bằng áp suất khi phóng tên lửa từ dưới mặt nước.

Tuy không công bố sai số bắn trượt (CEP) nhưng với hệ thống dẫn đường hỗn hợp quán tính và đạo hàng hình sao, M-51 chắc chắn có CEP nhỏ hơn mức 350m của SLBM thế hệ trước M-45.

Sai số CEP đối với vũ khí hạt nhân liệu có quan trọng

Đối với vũ khí thông thường, CEP rất quan trọng và là một yếu tố để đánh giá tính năng. Tuy nhiên, đối với vũ khí hủy diệt diện như vũ khí hạt nhân yếu tố CEP chỉ là mang tính hình thức xác định độ chính xác của đạn tên lửa ICBM làm đối chứng. Với các dạng đầu đạn hạt nhân cỡ 100 Kilotone, sức hủy diện với sai số từ vài trăm mét tới hàng km không đóng vai trò quá quan trọng. Yếu tố quan trọng đối với vũ khí hạt nhân trang bị trên ICBM chính là thời điểm, độ cao phát nổ và “sự cô đặc” của đầu đạn (sức công phá lớn, nhưng trọng lượng không được vượt quá khả năng chuyên chở của tên lửa.

 Nguồn: TUẤN SƠN (QĐND)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !