'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm

Các nhà làm phim xứ Phù Tang đã biến hình ảnh linh thiêng Phật Bà Quan Âm ăn mặc hở hang, thậm chí còn có mối tình sâu nặng với Đường Tam Tạng.

Câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh rất được giới làm phim xứ Phù Tang yêu thích, nên họ đã 5 lần dựng phim. Tuy nhiên, cách làm phim của người Nhật cũng khiến khán giả không khỏi đau đầu.

Thành công nhất trong số 5 bộ phim là phim truyền hình Tây du ký (The Adventures of Super Monkey) do Hãng Fuji thực hiện năm 2006. Mặc dù đạt rating rất cao khi lên sóng nhưng đối với những ai say mê tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay bộ phim đình đám của Lục Tiểu Linh Đồng thì phiên bản xứ Phù Tang này vẫn buộc phải xếp vào danh sách "phim nhảm".

Nhảm ngay từ tạo hình nhân vật, khi các nhà làm phim Nhật Bản "tặng" cho Tôn Ngộ Không (Shingo Katori đóng) mái tóc vàng thời thượng, cho Trư Bát Giới (Atsushi Ito đóng) bộ tóc xoăn tít và cho Sa Tăng (Teruyoshi Uchimura đóng) mái tóc dài đen mượt.

'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 1
Tây du ký là bộ phim ăn khách nhất trên màn ảnh nhỏ Fuji (Nhật Bản) năm 2006.
'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 2
Ca sĩ Shingo Katori - thành viên nhóm nhạc SMAP nổi tiếng ở Nhật Bản đảm nhận vai Tôn Ngộ Không.
'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 3
Nhân vật Trư Bát Giới do diễn viên hài Atsushi Ito đóng không phải gắn mũi heo hay độn bụng phệ.
'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 4
Vai Sa Tăng do Teruyoshi Uchimura đảm nhận.
'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 5
Nữ diễn viên Eri Fukatsu cải nam trang đóng vai Tam Tạng.

Hình ảnh của họ hoàn toàn khác với "khuôn mẫu" mà khán giả đã quen thuộc khi xem Tây du ký Hoa ngữ. Đặc biệt, nhân vật nhà sư Tam Tạng được giao cho nữ diễn viên Eri Fukatsu cải trang nam đảm nhận, khiến ngay khi bắt đầu, người xem đã thấy lấn cấn, khó chịu.

'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 6
'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 7
'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 8
Một vài hình ảnh trong phim.

Tuy tên phim là Tây du ký nhưng nội dung của phiên bản Nhật Bản này hoàn toàn không liên quan gì đến nội dung truyện Tây du ký. Các nhà làm phim đã hư cấu, sáng tác mới câu chuyện, chỉ giữ duy nhất đường dây 4 thầy trò Tam Tạng trên đường sang Thiên Trúc thỉnh kinh. Qua những nơi họ đi qua cũng có những kiếp nạn thử thách, song điều khiến khán giả "ngẩn tò te" là khi các nhà làm phim khai thác chuyện tình yêu của Tam Tạng và… Phật Bà Quan Âm, cũng như lạm dụng chi tiết Tôn Ngộ Không có tình cảm với nữ yêu tinh để chọc cười.

'Tây du ký' Nhật Bản thành thảm họa vì tạo hình nhảm - ảnh 9
Đây là hình ảnh Phật Bà Quan Âm trong Tây du ký phiên bản Nhật Bản 2006.

Hình ảnh Phật Bà Quan Âm vốn rất đẹp, rất linh thiêng cả trong phim lẫn ngoài đời đã bị các nhà làm phim Nhật Bản "sexy hóa" khi cho ăn mặc mát mẻ với chiếc áo khoét sâu để lộ cả nửa bầu ngực. Rất nhiều fan Tây du ký, thậm chí là khán giả xứ Phù Tang đã lớn tiếng chỉ trích hình ảnh này.

ANH DƯƠNG

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !