Tàu sân bay mới của Trung Quốc khác gì các loại mẫu hạm trên thế giới?
Mặc dù tàu sân bay mới này có hình dáng giống với tàu Liêu Ninh, tàu sân bay do Liên Xô chế tạo và được Trung Quốc mua lại, song tàu sân bay mới sẽ có khoang chứa rộng hơn và được trang bị các công nghệ quân sự mới. Dự kiến con tàu này sẽ chính thức được đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Trang tin Business Insider mới đây đã so sánh con tàu mới của Trung Quốc với các tàu sân bay đang được các nước trên thế giới sử dụng.
![]() |
Cho đến giờ những gì về tàu sân bay mới của Trung Quốc, hiện có số hiệu Type 001A, vẫn còn rất ít. Sẽ phải mất nhiều năm diễn tập trên biển, thủy thủ Trung Quốc mới có thể vận hành thuần thục một tàu sân bay hoàn chỉnh. |
![]() |
Tàu Liêu Ninh hiện vẫn là tàu sân bay duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc. Giống như phần lớn các loại khí tài quân sự của Trung Quốc, đây là một tàu được cải tạo từ một mẫu tàu đã cũ do Liên Xô chế tạo. Các tàu này được thiết kế để bảo vệ bờ biển thay vì trên khai quân ra nhiều khu vực trên thế giới. |
![]() |
Các thông số của tàu Liêu Ninh khá ấn tượng. Tàu có chiều dài khoảng 300m, rộng 72m, chiều cao mớn nước 35m và có trọng lượng 65.000 tấn. Tàu có thể triển khai tối đa 26 máy bay tiêm kích J-15 cùng 22 trực thăng quân sự khác, đồng thời được trang bị tên lửa phòng vệ tầm gần CIWS, tên lửa chống hạm và các thiết bị radar hiện đại. |
![]() |
Trong vòng 4 năm qua, Hải quân Trung Quốc đã liên tục cho tàu sân bay hoạt động trên biển. Trước đây Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm triển khai tàu sân bay, và nước này sẽ cần phải nghiên cứu về tàu sân bay nhiều hơn nữa trong tương lai. |
![]() |
Tàu Liêu Ninh có dốc nghiêng để hỗ trợ máy bay cất cánh. Điều này đồng nghĩa với việc J-15 sẽ không thể mang nhiều nhiên liệu hay vũ khí như các máy bay trên tàu sân bay của Mỹ, và ảnh hưởng đến tầm hoạt động và khả năng chiến đấu của chúng. |
![]() |
Mặc dù các máy bay trên tàu sân bay Trung Quốc không thể trang bị nhiều vũ khí, song tàu Liêu Ninh và tàu Type 001A có những loại vũ khí lợi hại. Trong hình là một tên lửa phòng không Flying Leopard được phóng đi từ tàu Liêu Ninh. |
![]() |
Tàu Đô đốc Kuznetsov, mẫu tàu mà tàu Liêu Ninh và Type 001A lấy cảm hứng thiết kế, là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay. Kích cỡ và tốc độ của tàu này và tàu Liêu Ninh là ngang nhau, và cả hai đều có dốc hỗ trợ cất cánh ở trước mũi. |
![]() |
Tàu Kuznetsov đã được triển khai để thực hiện nhiệm vụ quân sự lần đầu tiên vào năm 2016 để hỗ trợ hoạt động của Không quân Nga tại Syria. Tàu được cho là gặp nhiều vấn đề kỹ thuật trong quá khứ. |
![]() |
Trong khi đó, người láng giềng của Trung Quốc là Ấn Độ hiện có hai tàu sân bay cỡ nhỏ (cùng một tàu khác hiện đang được chế tạo). Trong hình là tàu sân bay INS Vikramaditya của Ấn Độ. |
![]() |
Người láng giềng phía đông Trung Quốc là Nhật Bản có các tàu sân bay cỡ nhỏ, chỉ có thể triển khai trực thăng và các máy bay cất cánh thẳng đứng. Trong hình là tàu lớp Hyuga của Nhật Bản (trái) hoạt động cùng tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. |
![]() |
Tuy nhiên Nhật Bản sẽ đưa vào hoạt động tàu sân bay trực thăng lớp Izumo, có kích cỡ lớn hơn tàu Hyuga. Các tàu này sẽ triển khai máy bay F-35 nhập khẩu từ Mỹ, được nhiều chuyên gia khẳng định sẽ tăng cường khả năng quân sự của một quốc gia trên không và trên biển. |
![]() |
Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia có tàu sân bay hiện đại nhất trên thế giới. Tàu USS Abraham Lincoln, một trong số tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ, có kích cỡ lớn hơn và mang nhiều máy bay hơn tàu Liêu Ninh hay Type 001A, và nó được trang bị một hệ thống hỗ trợ cất cánh và hạ cánh để triển khai các máy bay có trọng lượng lớn. |
![]() |
Trung Quốc cũng có kế hoạch chế tạo một tàu sân bay có hệ thống hỗ trợ cất cánh – hạ cánh, có thể cho phép nó cạnh tranh được với các tàu Mỹ. Trong hình là tàu sân bay Liêu Ninh (dưới) được so sánh với tàu USS Midway (trên) có kích thước nhỏ hơn tàu lớp Nimitz của Mỹ. |
![]() |
Xét về trọng lượng, tàu sân bay Mỹ không được trang bị nhiều vũ khí hơn so với tàu của các quốc gia khác, song chúng thường hoạt động với các tàu chiến phóng tên lửa định hướng. |
![]() |
Thêm vào đó, Mỹ có kế hoạch phát triển một mẫu tàu sân bay hiện đại kích thước lớn hơn các tàu hiện nay để có thể lắp đặt các loại vũ khí của tương lai như súng phóng điện hoặc pháo laser. |
![]() |
Ngoài ra tàu sân bay Mỹ có nhiều loại máy bay khác nhau như máy bay vận tải cho phép hỗ trợ các công tác hậu cần, máy bay chiến tranh điện tử, máy bay cảnh báo sớm (ví dụ như E-2 Hawkeye trong hình) có thể truyền về nhiều thông tin quan trọng từ trên trười, trực thăng săn ngầm và chở quân. |
![]() |
Trong hình là lược đồ so sánh kích cỡ của các tàu sân bay hiện có trên thế giới. |
![]() |
Ngoài ra, Mỹ cũng là quốc gia sở hữu nhiều tàu sân bay nhất trên thế giới từ trước tới nay. |