Tập đoàn "gia đình trị" cực “khủng” của nhóm doanh nhân gốc Hoa tại Việt Nam

Cả 5 thành viên sáng lập của Kido đều là người gốc Hoa, trong đó có 4 người là vợ chồng. Các thành viên trong Ban điều hành cũng đều là người nhà của Chủ tịch và Tổng giám đốc.

CTCP Tập đoàn Kido (trước đây là Kinh Đô) vốn được biết đến là “vua” bánh kẹo ở Việt Nam, gần đây Kido nắm giữ 35% thị phần kem ở Việt Nam với hai thương hiệu Merino và Celano. Gần đây Kido còn thao túng thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), và 65% cổ phần tại Dầu Tường An. Trong khi đó, Vocarimex đang có cổ phần sở hữu tại những doanh nghiệp sản xuất dầu ăn lớn tại Việt Nam như Cái Lân, Tường An với tỷ lệ cổ phần nắm giữ lần lượt là 27% và 24%. Hiện thị phần dầu ăn của Cái Lân là 40% và Tường An là 19%. Mới đây, Kido cũng đã mua lại 50% cổ phần tại Dabaco Foods, qua đó chính thức gia nhập thị trường chế biến thịt.

Đó là sơ qua về những lĩnh vực đang kinh doanh của Kido, đế chế Kido được điều hành bởi nhóm doanh nhân gốc Hoa, trong đó nổi bật là Chủ tịch HĐQT Trần Kim Thành và người em trai của ông là Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Kido.

KIDO ngày càng thâu tóm thị trường của nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam.

Không chỉ sở hữu và điều hành Kido, ông Thành và ông Nguyên còn sở hữu và điều hành một loạt các doanh nghiệp khác. Cụ thể, ngoài cương vị Chủ tịch Kido, ông Trần Kim Thành còn được biết đến với các vai trò: Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long; Chủ tịch HĐQT Tập đoàn KIDO; Chủ tịch HĐQT CTCP Địa Ốc KIDO; Chủ tịch HĐQT TCT Công Nghiệp Dầu Thực Vật Việt Nam (Vocarimex); Tổng Giám đốc Cty TNHH Đầu tư KIDO; Chủ tịch HĐQT CTCP Thực Phẩm Đông Lạnh KIDO; Chủ tịch Công ty TNHH MTV PPK.

Trong khi đó, cánh tay phải đắc lực của ông Thành là ông Trần Lệ Nguyên không chỉ được biết đến với vai trò Phó Chủ tịch thường trực kiêm TGĐ Tập đoàn Kido. Ông còn đảm nhận các cương vị khác như: Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long; Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công ty Cổ Phần Tập đoàn KIDO; Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Địa Ốc KIDO; Thành viên HĐQT TCT Công Nghiệp Dầu Thực Vật VN (Vocarimex); Thành viên HĐQT CTCP Dầu Thực Vật Tường An; Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt và sở hữu 24,5 triệu cổ phiếu (35% cổ phần) tại công ty này.

Trong phần giới thiệu của Kido về CEO của mình, ông Trần Lệ Nguyên được biết đến với công lao mua lại nhà máy kem Wall's từ Unilever và đã lãnh đạo phát triển ngành hàng này cho đến ngày nay. Ngoài ra, ông còn thành công trong việc thực hiện các thương vụ M&A khác của Kido. Ông Nguyên gắn bó với Kinh Đô từ năm 1992 và trở thành TGĐ từ đó đến nay. Trước đó, ông có 5 năm đảm nhiệm vai trò kỹ thuật sản xuất tại Cơ sở bánh ngọt Đô Thành và 2 năm làm kỹ thuật sản xuất tại Xí nghiệp chế biến thực phẩm Quận 1.

Tập đoàn Kido được sáng lập bởi nhóm cổ đông là 2 cặp vợ chồng gồm: ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm, cả 4 người đều là doanh nhân gốc Hoa, và một thành viên khác là ông Wang Ching Hua.

2 đôi vợ chồng, 4 thành viên sáng lập của Kinh Đô.

Ông Trần Kim Thành đóng vai trò then chốt trong các chiến lược phát triển của Tập đoàn, không có nhiều thông tin về quá trình công tác của ông ngoại trừ thông tin từ năm 1993 là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến Thực phẩm Kinh Đô; Từ năm 1978 đến năm 1993 kinh doanh cơ sở bánh kẹo.

Tại Kido, ông Trần Kim Thành chỉ sở hữu 276.000 cổ phiếu KDC, tương đương 0,13%, trị giá 12,90 tỷ đồng (tính theo thị giá ngày 14/07). Trong khi đó, ông Trần Lệ Nguyên sở hữu 25.930.867 cổ phiếu, tương đương 12,61%, trị giá 1.212 tỷ đồng. Chỉ tính riêng cổ phần tại Kido và Chứng khoán Rồng Việt, tài sản của ông Nguyên đã vượt qua con số 1.500 tỷ đồng.

Hai người em ruột khác của ông Thành là ông Trần Quốc Nguyên, Phó TGĐ Kido, sở hữu 655.707 cổ phiếu, trị giá 30,65 tỷ đồng; Ông Trần Vinh Nguyên nắm giữ 604.729 cổ phiếu, trị giá 28 tỷ đồng.

Bà Vương Bửu Linh, vợ của Chủ tịch Trần Kim Thành hiện sở hữu 2 triệu cổ phiếu KDC, trị giá 93,5 tỷ đồng. Theo giới thiệu của Kido, bà Linh là cổ đông sáng lập, thành viên HĐQT và là Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn. Bà đã góp phần dẫn dắt Kido vượt qua giai đoạn mở rộng qui mô và nằm trong đội ngũ những người đầu tiên xây dựng nên một trong các doanh nghiệp thực phẩm lớn nhất Việt Nam. Bà Linh là “kiến trúc sư” trưởng trong việc triển khai hệ thống ERP (Hoạch định Tài nguyên Doanh nghiệp) trong tập đoàn. Bà Vương Bửu Linh có hai người em ruột là Vương Bửu Ngọc và Vương Quốc Trụ cũng đang nắm giữ tổng cộng 38.400 cổ phiếu KDC.

Trong khi đó, em dâu bà, Phó TGĐ Vương Ngọc Xiểm được Kido giới thiệu có trên 20 năm kinh nghiệm điều hành kinh doanh chuỗi bán lẻ và nhượng quyền chuỗi cửa hàng Kinh Đô Bakery, bà đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp từ những ngày mới thành lập. Bà Xiểm đã bán hết cổ phần của mình tại KDC nhưng hai người em gái của bà là Vương Thu Lệ và Vương Thu Bình đang nắm giữ tổng cộng 10.000 cổ phiếu KDC.

Ngoài ra, còn một nhân vật họ Vương khác là bà Vương Bửu Dinh, vợ của Phó TGĐ Mã Thanh Danh (nắm giữ 105.750 cổ phiếu KDC, tương đương 0,05%.

Tại Đại hội cổ đông thường niên diễn ra ngày 16/6 vừa qua, ông Trần Lệ Nguyên cho biết Kido sẽ chuyển giao 20% cổ phần còn lại của mảng bánh kẹo vào cuối năm nay. Sau khi bán 80% mảng bánh kẹo, Kido thâm nhập vào mảng mì gói, dầu ăn, ngành kem và ngành lạnh hiện đang có sức tăng trưởng 40%-50%. Ông Trần Lệ Nguyên tiết lộ trong 6 tháng đầu năm, ngành kem mang lại 116 tỷ lợi nhuận cho Kido, dự kiến cuối năm có thể mang lại 200 tỷ lợi nhuận từ ngành kem. Nếu không có gì thay đổi, Kido sẽ có nhà máy ở Bắc Ninh vào cuối tháng 8 này. Ở TP.HCM, Kido sẽ có thêm nhà máy khác để phục vụ sự phát triển của ngành hàng kem và lạnh.

Hiền Anh

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.