Tận dụng nước tiểu phi hành gia cùng năng lượng mặt trời tạo nhiên liệu trên sao Hoả
Các kỹ sư đang nghiên cứu một hệ thống chuyển đổi nước tiểu của phi hành gia thành nhiên liệu trên sao Hỏa bằng cách tận dụng năng lượng mặt trời.
Nghe giống như cốt truyện trong bộ phim viễn tưởng nhưng nếu con người sinh sống trên sao Hỏa thì điều này có nghĩa là phải sử dụng tối đa tất cả các nguồn tài nguyên sẵn có bao gồm cả nước tiểu.
Tận dụng nước tiểu phi hành gia cùng năng lượng mặt trời tạo nhiên liệu trên sao Hoả |
Để hướng tới mục tiêu đó, mới đây, các nhà khoa học đã nảy ra ý tưởng về một hệ thống sử dụng ánh sáng mặt trời sản xuất nhiên liệu từ nước tiểu.
Ban đầu, các nhà khoa học sẽ áp dụng thử nghiệm cho các phi hành gia thực hiện sứ mệnh khám phá sao Hoả.
Nhiên liệu cần thiết để hoạt động lò phản ứng đầu tiên sản xuất nhiên liệu trên sao Hoả sử dụng không khí của hành tinh này với 95% là CO2.
Lò phản ứng lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời và nước tiểu của các phi hành gia. Jean-Christophe Berton, quan chức kỹ thuật của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA về dự án này cho biết: "Kết quả của thử nghiệm cung cấp thông tin đầu vào có giá trị về việc sản xuất nhiên liệu trên sao Hoả".
Một nhóm từ trung tâm công nghệ Tây Ban Nha Tekniker đang làm việc nghiên cứu hệ thống.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA có kế hoạch thực hiện sứ mệnh đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030.
Một trong những rào cản lớn nhất đối với sứ mệnh có người lái tới sao Hoả là áp lực phải vận chuyển 30 tấn khí metan và oxy lỏng để cung cấp năng lượng cho các tên lửa quay trở lại, ước tính tiêu tốn khoảng 8 tỉ USD.
Hiện tại đã có một số ý tưởng để sản xuất nhiên liệu cho tàu vũ trụ ngay trên hành tinh đỏ.
Tháng 10/2021, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia đề xuất phương pháp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa để nuôi vi khuẩn, có thể chuyển hóa thành nhiên liệu.
Các lò phản ứng quang học khổng lồ trên sao Hỏa sử dụng ánh sáng mặt trời và carbon dioxide để tạo ra vi khuẩn lam nhằm tạo ra đường. Vi khuẩn E. coli đã được vận chuyển từ Trái Đất sẽ chuyển đổi những loại đường đó thành chất đẩy dành riêng tên lửa sao Hoả.
Năm 2020, nhóm nghiên cứu từ Đại học Washington ở St. Louis cũng phát triển một hệ thống biến nước mặn không sử dụng được trên sao Hỏa thành nhiên liệu và oxy.
Rau diếp giúp phi hành gia cải thiện sức khoẻ trong sứ mệnh dài ngày trên sao Hoả
Rau diếp trồng trên sao Hỏa giúp bảo vệ các phi hành gia trước căn bệnh loãng xương, giảm mật độ xương, gãy xương khi thực hiện các sứ mệnh dài ngày trong không gian.
Hoàng Dung (lược dịch)