Tâm sự một giảng viên: Ân hận vì không về thăm lại thầy cô cũ

Tôi vẫn thấy ánh mắt hai người lưu luyến mãi nhìn theo. Hình ảnh hai giáo sư giản dị đứng cạnh cánh cổng đã phong sương có lẽ là hình ảnh đẹp nhất mà tôi đã lưu giữ được sau những ngày thu Hà Nội này.

Tâm sự một giảng viên: Ân hận vì không về thăm lại thầy cô cũ - ảnh 1
GS.TS Ngụy Tuyết Nhung (ngoài cùng bên trái)

Infonet khởi đăng loạt bài những kỷ niệm đáng nhớ với thầy cô giáo cũ nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Dưới đây là những cảm xúc nuối tiếc của TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học – trường ĐH Sư phạm Hà Nội khi nhớ về GS.TS Ngụy Tuyết Nhung, con gái của giáo sư Ngụy Như Kontum.

Cũng là giáo viên, tôi thường được mọi người nghĩ rằng, ngày 20/11 ngồi đợi sinh viên đến chúc mừng. Nhưng thật sự điều đó không đúng. Ngày 20/11 của tôi thường là những ngày bận tối mắt vì các công việc liên quan đến các hoạt động dành cho sinh viên. Đợt đó, ở trường tôi cũng là dịp tổ chức các hoạt động để các em trau dồi nghiệp vụ, hiểu biết hơn về ngành nghề Sư phạm.

Những hoạt động đó, rồi việc nhà, những chuyến công tác, và cả vì thất lạc thông tin nên có năm, tôi không thể về thăm thầy cô được. Hơn nữa, tôi là một trong những người có con đường học vấn khá dài, vì thế, những người giáo viên đã đi qua và truyền thụ kiến thức cho tôi rất nhiều. Mỗi năm, bố trí về thăm một số thầy cô cũng đã khiến thời gian của tôi cạn kiệt. Và cứ mỗi dịp như thế trôi qua, trong tôi lại thêm một áy náy.

Năm nay, từ đầu tháng 11, tôi quyết tâm dành thời gian tìm về với thầy cô giáo, những người đã đóng góp phần thật sự quan trọng, phần tốt đẹp nhất để tôi được như bây giờ.

Và một ngày thường, rất đỗi bình thường, tôi cùng một cô bạn đứng trước cổng nhà thầy Quýnh, cô Nhung. Trong chúng tôi vẫn nguyên vẹn cái cảm giác tự hào và sung sướng như thời đi học bởi may mắn được là học trò của thầy cô, là những nhà giáo kì cựu, những người đóng góp rất nhiều cho đất nước bằng những công trình nghiên cứu công phu. 

Cô là GS.TS Ngụy Tuyết Nhung, con gái của giáo sư Ngụy Như Kontum, là một giáo sư, tiến sĩ rất nhẹ nhàng, và nghiêm túc trong công tác giảng dạy. Thầy là giáo sư, tiến sĩ khoa học Phan Văn Quýnh, một trong những người đầu ngành về Địa chất nước nhà.

Tâm sự một giảng viên: Ân hận vì không về thăm lại thầy cô cũ - ảnh 2

GS.TSKH Phan Văn Quýnh

Vậy nhưng, với căn biệt thự Pháp cổ đơn giản, nằm trong khu vườn hoang sơ, dễ thương, thầy cô của tôi sống bên nhau ở đó, giản dị đến lặng người.

Cái cổng to đùng với vô vàn những cái khóa to nhỏ. Cô bạn gái của tôi nhấc máy gọi cho cô. Cô vẫn đang ở Trung tâm Ngọc học, đang cần mẫn xét nghiệm từng mẫu đá, phân tích từng viên ngọc nhỏ bé. Nghe tin chúng tôi tới, cô mừng quá, phóng xe về ngay.

Cô đây rồi, hơn 60 tuổi, cô vẫn đẹp vô cùng. Là con gái của một trong những người đẹp nhất Đông Nam Á, cô có nét đẹp không phai mờ dù thời gian cũng đã ít nhiều tác động đến làn da, mái tóc. Giản dị trong bộ quần áo sẫm mầu, trên chiếc xe 82 (mà bây giờ ở Hà Nội đã là của rất hiếm), cô vui mừng cười với chúng tôi từ xa.

Và cứ thế, cô trò quấn vào nhau ríu rít chuyện trò. Từ xa, cô đã gọi rất to: "Anh Quýnh ơi, Hương, Nga đến này".

(Hương, Nga nhé! Bao nhiêu lứa học sinh đã qua tay thầy cô. Nhưng cô và thầy vẫn nhớ đến chúng tôi nên câu mách bảo không kèm theo khóa học, lớp học. Lời cô gọi thật sự làm tôi run lên cảm động). Thầy bước ra từ căn bếp, mái tóc và dáng người thầy đã bị thời gian làm cho xọm xuống. Thầy tôi đã thật sự già rồi.

Tôi còn nhớ như in, cô là người hướng dẫn chúng tôi làm khóa luận tốt nghiệp.  Còn thầy chỉ dạy tôi duy có một học trình. Nhưng thầy cô vẫn theo bước chân chúng tôi. Thầy vui vẻ nhắc tới kỉ niệm ngày tôi đến mời thầy cô dự đám cưới, thầy dụ tôi uống rượu để sau này sinh con trai. Nhưng giờ tôi chỉ có một cháu gái. 

Những kỉ niệm đơn giản của một cô học trò mà thầy vẫn nhớ mãi. Điều này khiến tôi vừa cảm động vừa ân hận vì đã không dành được nhiều thời gian hơn để đến thăm thầy cô.

Ngồi vào bàn, cô bạn gái của tôi cắm hoa cho thầy cô. Bạn tôi giờ đã là Trưởng đại diện một công ty hoa rất lớn. Nhìn cách bạn làm, tôi biết bạn ấy hiểu về hoa như tôi hiểu về “lũ” sinh viên của mình vậy.

Trong lúc thầy say sưa tâm sự với tôi những tâm huyết trong ngành giáo dục, những điều thầy nghĩ nên làm cho lũ trẻ con, cô lại mang hết bánh kẹo, hoa quả trong nhà ra mời chúng tôi. Căn phòng giản dị nhưng đầy ấm cúng đã trào lên trong tôi một niềm vui thật nhẹ nhàng. Đúng rồi, cảm giác đó đây, cảm giác đầm ấm mà thầy cô đã trao cho chúng tôi 20 năm về trước.

Đã 20 năm rồi. Tôi vẫn nhớ cảm giác bơ vơ khi bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp. Sống bên thầy cô 4 năm, chúng tôi cảm giác như những đứa con trong gia đình, được thầy cô chăm lo từng tí một. Không chỉ có kiến thức Ngọc học, Địa chất, Địa lý, thầy cô đã dạy chúng tôi biết bao nhiêu kĩ năng cần thiết để sống, để đi xin việc, để làm tốt trong mọi môi trường. 

Để giờ đây, sau 20 năm nhìn lại, thầy cô có một lứa sinh viên thành công trong đủ các ngành nghề: Giảng viên, Cán bộ quản lý, kinh doanh,… cả giám đốc công ty xây dựng và cả Bầu Sô ca nhạc nữa. Nếu ngày đó không có sự dạy dỗ rất cẩn thận của các thầy cô, chắc chắn chúng tôi không dễ dàng gì thành công, thậm chí là ở những lĩnh vực hoàn toàn trái ngược với những nội dung được đào tạo trong nhà trường.

Chào thầy cô ra về, tôi vẫn thấy ánh mắt hai người lưu luyến mãi nhìn theo. Hình ảnh hai giáo sư giản dị đứng cạnh cánh cổng đã phong sương có lẽ là hình ảnh đẹp nhất mà tôi đã lưu giữ được sau những ngày thu Hà Nội này. 

Thầy cô ơi, năm sau chúng em sẽ lại tới. Thầy cô mạnh khỏe nhé, chúng em còn rất nhiều điều muốn nói. Và một điều mà chúng em muốn nói, luôn luôn muốn nói, ngày xưa, bây giờ và mãi mãi: “CHÚNG EM VÔ CÙNG BIẾT ƠN THẦY CÔ!”

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !