Talkshow "Tôi xếp hàng": Nhìn nhận văn hóa xếp hàng của người Việt

Trong buổi Talkshow, các diễn giả tham dự cũng khẳng định văn hóa xếp hàng xấu trước mắt sẽ gây vướng bận, phiền hà cho người khác, khiến hình ảnh quốc gia, đất nước trở nên xấu xí. Còn về lâu dài, sẽ làm mất sự công bằng xã hội, dẫn đến tham nhũng.

Các diễn giả tham gia buổi Talkshow "Tôi xếp hàng".

Vừa qua, sinh viên Học viên Báo chí và Tuyên truyền vừa tổ chức Talkshow "Tôi xếp hàng - xếp hàng qua góc nhìn văn hóa". Dự án trên được khởi động từ trung tuần tháng 12/2018 xuất phát từ việc nhận thấy “văn hóa xếp hàng” có tác động trực tiếp đến đời sống của cá nhân từng người cũng như cộng đồng xã hội nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của từng cá nhân và xã hội.

Chiến dịch "Tôi xếp hàng" ra đời từ đó như một nỗ lực kêu gọi các bạn trẻ  hình thành nếp sống văn minh bắt đầu từ việc làm nhỏ nhất: Xếp hàng nơi công cộng. Talkshow “Tôi xếp hàng”, không chỉ đề cập về thực trạng bi, hài về hành vi xếp hàng của người Việt ở nơi công cộng hiện nay mà còn cho thấy hệ quả to lớn gây ra cho xã hội từ hành vi tưởng như rất nhỏ của từng cá nhân mang lại như: tắc đường, chen lấn xô đẩy, đánh chửi, tranh giành ở các lễ hội, sự kiện cướp đi sinh mạng của nhiều người, làm xấu đi hình ảnh của người Việt trong con mắt khách du lịch hay những nơi mà người Việt có mặt…

Sinh viên Đỗ Thị Việt Hà – Trưởng BTC dự án “Tôi xếp hàng” chia sẻ: “Dù chuỗi những hoạt động của chiến dịch mới chỉ thực hiện trong 3 tháng, nhưng chúng tôi sớm nhận thấy sự tác động của dự án tới mọi lứa tuổi là hết sức to lớn, đặc biệt là các bạn trẻ. Chính vì thế, chúng tôi mong muốn dự án sẽ được phát huy bằng sự nỗ lực cùng chung tay hành động nhiều hơn nữa của mỗi cá nhân, lan tỏa ý nghĩa tốt đẹp của hành vi xếp hàng nơi công cộng. Từ đó hình thành thế hệ người Việt biết ứng xử văn minh ở mọi nơi, mọi lúc".

Trong buổi Talkshow vừa diễn ra, PGS.TS ngành Văn học Ngô Văn Giá - Nguyên Trưởng khoa Viết văn, Báo chí – ĐH Văn Hóa Hà Nội cho biết: Ngày xưa ở Việt Nam chưa có văn hóa xếp hàng bởi người Việt vẫn còn đang quá chú ý tới những thứ chộp giật, những lợi ích trước mắt. Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Hoàng Ánh – Giảng viên cao cấp tại Đại học Ngoại Thương Hà Nội kể lại: Hồi còn chế độ tem phiếu, phải dậy từ 5h sáng, đem thồ rổ rá ra xếp hàng. Sau năm 75, miền nam mới bắt đầu có khái niệm xếp hàng.

Lý giải về thói quen trên, cô Hoàng Ánh chia sẻ, người Việt mình hay ham lợi, sốt ruột, thích hưởng lợi ngay là bởi chúng ta không tin rằng chúng ta sẽ được đối đãi công bằng, chúng ta có tính tập thể lớn, trong đó bao gồm văn hóa thứ bậc, có nghĩa là người này được ưu tiên hơn người kia. Không xếp hàng vì sợ bị thiệt. Thầy Ngô Văn Giá cũng giải thích, khi đứng trước lợi ích và rời khỏi sự kiểm soát, văn hóa xếp hàng của người Việt lập tức biến mất và trở thành đám đông hỗn loạn dẫn đến việc biểu hiện xấu.

Trong buổi Talkshow, các diễn giả tham dự cũng khẳng định văn hóa xếp hàng xấu trước mắt sẽ gây vướng bận, phiền hà cho người khác, khiến hình ảnh quốc gia, đất nước trở nên xấu xí. Còn về lâu dài, sẽ làm mất sự công bằng xã hội, dẫn đến tham nhũng. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng khi ngày nay, văn hóa xếp hàng của người Việt Nam ngày càng tốt lên, mọi người bắt đầu có thói quen nhắc nhở những người chen hàng và biết xấu hổ khi bị nhắc vì chen hàng.

Hoàng Nam
Từ khóa: tôi xếp hàng talkshow tôi xếp hàng văn hóa xếp hàng thói quen xếp hàng

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.