Tại sao Bộ GD&ĐT không quyết đoán việc cho nghỉ hay học trở lại?

Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nhưng Bộ GD&ĐT chưa có quyết định chính xác thời điểm học sinh trở lại trường

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) bàn xem xét thời gian cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, sáng 22/2, Phó Thủ tướng khẳng định: Đến giờ phút này Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.

Các bộ ngành cũng đã có những nghiên cứu, tiếp thu kinh nghiệm của các nước vẫn tổ chức cho học sinh đi học trong điều kiện có dịch,

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Tư pháp, các địa phương chỉ có trách nhiệm và thẩm quyền điều chỉnh thời gian học của học sinh trong phạm vi khung thời gian năm học mà Bộ GD&ĐT đã ban hành.

Hiện nay, thời gian nghỉ học của học sinh đã gần 1 tháng thì việc quyết định nghỉ học tiếp hay đi học lại thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ GD&ĐT.

Đối với hệ thống giáo dục nghề nghiệp là thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ LĐ-TB&XH.

Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH, theo đúng trách nhiệm và thẩm quyền, sớm có quyết định chính thức về việc điều chỉnh kế hoạch, thời gian năm học 2019-2020.

Trường hợp Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH không quyết định thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định để làm căn cứ cho các tỉnh thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã gửi văn bản lên Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan kiến nghị kéo dài kỳ nghỉ của học sinh, sinh viên, học viên cả nước đến hết tháng 3; điều chỉnh thời gian năm học 2019-2020. Kiến nghị của Chủ tịch UBND TP.HCM nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ dư luận.

Học sinh chủ động phòng chống Covid - 19.

Dù 15/16 bệnh nhân mắc Covid – 19 ở nước ta được chữa khỏi bệnh nhưng nhiều tỉnh vẫn phải chờ ý kiến của Bộ GD&ĐT nên chưa chốt được phương án khi nào cho học sinh đi học lại.

Nói về phương án cho học sinh trở lại trường, đại diện Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết UBND tỉnh sẽ quyết định thời gian đi học lại của học sinh trong tỉnh, sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ GD&ĐT cũng như Chính phủ.

Thầy Lê Đức Vĩnh, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chia sẻ: “Bộ GD&ĐT có vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về giáo dục và đào tạo nhưng lại thụ động trong việc quyết cho học sinh nghỉ hay đi học tiếp.

Hiện nay 15/16 người nhiễm Covid – 19 đã được chữa khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường, vậy tại sao Bộ GD&ĐT không dám quyết cho học sinh đến trường? Phải chăng lãnh đạo Bộ GD&ĐT “sợ trách nhiệm” nên đá bóng trách nhiệm "cho học sinh nghỉ hay đến trường" về Ủy ban các địa phương, các Sở GD&ĐT rồi lại lên Chính phủ?

Theo thầy Vĩnh, Bộ GD&ĐT là đơn vị đứng đầu quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nhưng không tự quyết. Khi thì Bộ gửi công văn sang Bộ Y tế hỏi tình hình như thế nào thì cho học sinh đến trường, có được câu trả lời từ Bộ Y tế là địa phương chưa có dịch thì có thể đến trường nhưng Bộ vẫn không quyết được.

Sau đó Bộ GD&ĐT lại gửi công văn đề nghị cho học sinh nghỉ hết tháng 2. Hiện tại khi 15/16 người nhiễm Covid–19 đã khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cũng chỉ khẳng định “đang xem xét phương cho học sinh trở lại trường vào 2/3”.

“Tại sao Bộ GD&ĐT không chủ động quyết định thời gian cho học sinh nghỉ và đi học trở lại mà luôn luôn chỉ “đề nghị", "đang xem xét" khiến các Sở GD&ĐT trông ngóng?

Với tình hình dịch Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 theo như khẳng định của Chính phủ, việc Bộ GD&ĐT vẫn còn đang xem xét thời điểm học sinh đi học trở lại và các em vẫn nghỉ học trên phạm vi cả nước liệu có hợp lý?

Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn quyết cho học sinh đến trường, tỉnh nào dịch bệnh thì cho học sinh nghỉ vì so với các nước thì tình hình dịch bệnh của Việt Nam đã kiểm soát tốt hơn rất nhiều. Bộ GD&ĐT còn chần chừ và "đá bóng trách nhiệm" đến bao giờ?”, thầy Vĩnh nêu quan điểm.

Cùng nói về đến vấn đề này, thầy Lê Viết Khuyến – Trưởng ban Hỗ trợ Chất lượng đại học (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) lại có những đánh giá cho thấy cần cho học sinh đi học lại nhưng phải thận trọng khi cho học sinh trở lại trường.

“Tôi được biết, tại cuộc họp Ủy ban quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết Bộ GD&ĐT đang xem xét phương án cho học sinh, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3 tới. Tôi đồng ý việc đi học lại nhưng vấn đề là làm sao để đảm bảo an toàn khi học sinh tới trường và khiến phụ huynh an tâm.

Bộ GD&ĐT cần giải quyết được vấn đề là đảm bảo an toàn cho học sinh tới trường. Bộ nên chủ động đảm bảo điều kiện an toàn nhất cho học sinh trở lại trường chứ không phải cứ đi xin ý kiến với đề nghị rồi để cho các Sở GD&ĐT tự quyết”.

"Nếu như vẫn còn lo lắng mà phải cho học sinh nghỉ, chúng ta có thể sẽ... nghỉ đến hết năm 2020 nếu Bộ GD&ĐT không chủ động, quyết đoán”, thầy Khuyến bày tỏ.

Hoàng Thanh
Từ khóa: học sinh nghỉ học Covid - 19 học sinh tiếp tục đến trường Bộ GD&ĐT Bộ Y tế

Lễ khai giảng ‘đa sắc màu’ của hệ thống trường TH School

Bắt đầu năm học 2023 - 2024 với chủ đề “Going Beyond - Không ngừng vươn xa”, các em học sinh mới của TH School tự tin bước trên thảm đỏ trong tiếng chuông rộn ràng, trên tay là những lá cờ nhiều màu sắc đại diện cho các quốc gia quê hương mình.

Điểm chuẩn đại học các ngành khối D năm 2023 dự kiến ra sao?

Nhiều chuyên gia nhận định điểm chuẩn các ngành khối D năm 2023 tương tự năm ngoái, nếu tăng hoặc giảm cũng không quá nhiều.

72.000 thí sinh chỉ đăng ký 1 nguyện vọng tuyển sinh ĐH duy nhất

Thông tin được đại diện Bộ GD-ĐT đưa ra tại Ngày hội “Lựa chọn nguyện vọng” giải đáp thắc mắc về xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 sáng nay, 22/7.

Học phí loạt trường đào tạo Kinh tế có tiếng ở phía Bắc

Các trường Kinh tế phía Bắc có mức học phí đa dạng, từ hơn 10 triệu đồng cho tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo các chương trình đào tạo như đại trà, chất lượng cao hay liên kết quốc tế.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn

Tối 21/7, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố điểm sàn theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển kết hợp.

Đạt 25 điểm khối A nên chọn ngành gì?

Đạt 25 điểm khối A00 thi tốt nghiệp THPT nên chọn ngành gì là câu hỏi được nhiều thí sinh quan tâm. VietNamNet đưa ra một số gợi ý để thí sinh, phụ huynh có thể tham khảo khi đăng ký xét tuyển đại học.

Điểm chuẩn khối Khoa học tự nhiên năm 2023 dự kiến ra sao?

Trao đổi với VietNamNet, GS Lê Thanh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, đã đưa ra những dự kiến về điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2023 căn cứ vào phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố.

Top 10 trường có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện năm 2022 cao nhất lên tới 29,25 ở HV Báo chí và Tuyên truyền hay 27,55 ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng miễn 100% học phí cho học sinh

Năm học 2023- 2024, Đà Nẵng chi hơn 400 tỷ đồng hỗ trợ 100% học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập và ngoài công lập.

Trường ĐH Ngoại thương lấy điểm sàn 23,5

Trường ĐH Ngoại thương công bố điểm sàn xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 23,5 điểm.

Đang cập nhật dữ liệu !