Tác quyền show Chế Linh: Mặc cả như đi chợ

Đến vào lúc chiều muộn, mặc cả với mức giá không thể chấp nhận nổi, đó là cách làm của cả nhà tổ chức show Chế Linh cũ, một đơn vị tư nhân - Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc và mới, một đơn vị TƯ - Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc.

Tác quyền show Chế Linh: Mặc cả như đi chợ

BTC show Chế Linh "trốn" tác quyền âm nhạc

Show Chế Linh: Lệ làng cũng phải chào thua!

Hà Nội đã chấp nhận show Chế Linh

Show Chế Linh: Sở cấm, Cục lại cho phép diễn

"Kiên quyết không cấp phép show Chế Linh"

"Số phận" show Chế Linh đi đâu, về đâu?

Liveshow Chế Linh: Vé vẫn bán, băng rôn vẫn ngập phố

Diễn ở Hà Nội, nộp tiền tác quyền ở Thanh Hóa?

Như báo điện tử Infonet đã đưa tin, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC – Hội Nhạc sĩ VN) ngày 12/11 đã phải gửi đơn “kêu cứu” đến các đơn vị quản lý chức năng về hành vi trốn thực hiện quyền tác giả âm nhạc chương trình Liveshow Chế Linh tổ chức ngày 12/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội.

Cụ thể, trong đêm nhạc Chế Linh ngày 21/10, nhà tổ chức cũ Công ty TNHH Giải trí Bích Ngọc không có động tĩnh gì khiến VCPMC buộc phải gửi công văn yêu cầu thực hiện thanh toán đầy đủ tiền tác quyền âm nhạc.

Tác quyền show Chế Linh: Mặc cả như đi chợ

Tuy nhiên, phía công ty Bích Ngọc “lờ” đi và khi báo chí lên tiếng về chuyện này thì ngay lập tức, đại diện đơn vị tổ chức đã trưng với báo chí tấm hóa đơn đã thanh toán tại Thanh Hóa với mức phí rẻ mạt: 150.000/bài khiến VCPMC ngỡ ngàng, trở tay không kịp.

Nói về điều này, VCPMC khẳng định, mức phí như thế hoàn toàn không thể chấp nhận được. Bởi nếu chỉ biểu diễn ở Thanh Hóa thì thanh toán tiền tác quyền như vậy, song show diễn lại được tổ chức ở rất nhiều thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hà Nội, TP.HCM.

Tại Hà Nội, giá vé của đêm diễn dao động từ 500.000 – 3.000.000 đồng và với số ghế lên đến 4.000 chỗ thì việc tự ý trả tiền tác quyền như thế “chẳng khác nào là một sự khinh thường chúng tôi, những người đã được các nhạc sĩ ủy thác”, nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc VCPMC bức xúc.

Ông Phương cũng chia sẻ thêm, Nghị định 61 của Chính phủ quy định, khi sử dụng bài hát, chỉ trừ lĩnh vực phát sóng là không phải xin phép trước, còn lại tất cả các chương trình biểu diễn đều phải xin phép và thỏa thuận mức giá với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

“Trong khi nhiều đơn vị đã ý thức được điều này và nghiêm túc thực hiện thì nhà tổ chức show Chế Linh lại hoàn toàn trốn tránh trách nhiệm”, ông Phương buồn rầu nói.

Tác quyền show Chế Linh: Mặc cả như đi chợ

Thậm chí, phía VCPMC cũng cử đại diện theo dõi đêm nhạc ngày 21/10 và phát hiện, các ca sĩ trong chương trình đã hát 5 bài không nằm trong danh mục xin cấp phép: Rong rêu, Qua cơn mê, Và tôi vẫn yêu em, Nụ cười chua cay, Xin yêu tôi bằng cả tình người.

Đại diện VCPMC cũng thẳng thắn bày tỏ: “Nếu họ hát đúng danh mục, đồng nghĩa họ phải trả tiền bản quyền những bài hát đó. Chúng tôi có cử người đi xem kiêm tra hay không thì cứ theo danh mục mà tính tiền bản quyền. Còn họ hát bài hát ngoài danh mục, nếu chúng tôi không ghi âm lại được là chúng tôi không thu được của họ”.

Mặc cả trả 1/30 tiền tác quyền

Không chỉ liveshow Chế Linh vướng mắc chuyện tác quyền âm nhạc mà còn quá nhiều sai phạm khác trong quá trình tổ chức biểu diễn như PV Báo Infonet đã đưa tin trước đó, rồi chuyện “kênh” nhau trong việc cấp phép giữa Sở VH,tt&DL Hà Nội và Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD - Bộ VH,TT&DL).

Khi Cục NTBD giao show Chế Linh cho đơn vị tổ chức mới là Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc và Công ty Quyên Gia Bình kèm theo yêu cầu sẽ nghiêm túc thực hiện đúng pháp luật, song ngay cả đơn vị tổ chức mới cũng không chủ động làm việc với VCPMC về chuyện tác quyền đêm nhạc 12/11.

Sau khi VCPMC gọi điện nhắc nhở thì ông Nông Xuân Ái, đại diện nhà tổ chức mới đến trình diện, nhưng chỉ trước đêm diễn có 1 ngày, tức là 18h30 ngày 11/11.

Tác quyền show Chế Linh: Mặc cả như đi chợ

Mặc dù đã giao cho đơn vị tổ chức mới song không hiểu sao, một Nhà hát của TƯ cũng lại áp dụng “bài” của đơn vị tổ chức biểu diễn cũ, nghĩa là tự ý đưa giá mức giá thấp nhất đến mức không thể chấp nhận nổi.

Theo đúng Nghị định 61 của Chính phủ thì nhà tổ chức phải trích 15 - 21% doanh thu để trả cho các tác giả trong các chương trình ca nhạc. Phía VCPMC cũng đưa ra mức giá hữu nghị là chỉ thu 5% của 75% doanh thu, thậm chí khi nhà tổ chức không đồng ý còn hạ xuống 5% của 50% doanh thu mà nhà tổ chức cũng không tự giác thực hiện.

Trong khi đó, nhà tổ chức mới tự ý mặc cả, chỉ trả tối đa 300.000/bài, và chỉ thanh toán khoảng 10 bài với lý do một nửa bài còn lại của chính Chế Linh sáng tác (với nghệ danh Tú Nhi) nên không cần nộp tiền tác quyền.

Con số mà nhà tổ chức đưa ra đồng nghĩa với việc chỉ trả 3.000.000 đồng tiền tác quyền (bằng 1 chiếc vé giá cao nhất của chương trình), mà đáng lí, theo đúng quy định, nhà tổ chức sẽ phải nộp 90.000.000 đồng, nghĩa là gấp 30 lần so với mức giá họ tự đưa ra.

Sở dĩ đưa ra mức giá “bèo bọt” cho một liveshow thu về hàng tỷ đồng vì nhà tổ chức làm “phép” giả dối, “họ chỉ cần không thỏa thuận được là họ xong, họ sẽ đổ lỗi cho chúng tôi là đã đến xin phép và thỏa thuận rồi nhưng không thỏa thuận được”, đại diện VCPMC bức xúc.

Ông Phương còn chỉ ra rằng, thậm chí ca sĩ Chế Linh (nghệ danh Tú Nhi) cũng ký hợp đồng ủy thác với VCPMC, có nghĩa VCPMC được quyền thu tiền tác quyền của chương trình 12/11 song nhà tổ chức cũng lấy cớ “phớt lờ” cương quyết không chịu nộp.

hà trang

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !