Suy nghĩ sai lầm 'dao kéo' làm cho tế bào ung thư lan mạnh

Mỗi lần đi khám bệnh bác sĩ yêu cầu chọc tế bào tuyến giáp, chị Hà lại thấp thỏm lo lắng sợ nếu có ung thư tế bào sẽ bị lan ra

Vì sao phải sinh thiết?
 
Chị Nguyễn Thu Hà (37 tuổi, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, chị có nhân xơ tuyến giáp và hàng năm 2 lần đi kiểm tra. Mỗi lần đi khám nhân viên y tế lại yêu cầu sinh thiết khối u để tìm tế bào ác tính. Sau 2 lần sinh thiết, chị Hà thấy khối u tuyến giáp to hơn. Người thân của chị cho rằng vì chọc sinh thiết nhiều có thể làm cho u to, thậm chí có tế bào ác tính nó sẽ theo kim tràn lan ra các bộ phận khác.

Không riêng gì chị Hà, thạc sĩ, BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, BV Thành phố Thủ Đức cho biết anh gặp rất nhiều câu hỏi của người bệnh như vậy. Thậm chí có bệnh nhân chẩn đoán hình ảnh nghi ngờ ung thư nhưng vẫn không đồng ý sinh thiết vì sợ chọc kim vào thì tế bào di căn nhanh.

Theo BS Vũ, sinh thiết là bắt buộc chẩn đoán ung thư cũng như để đưa ra biện pháp điều trị. Sinh thiết để biết bản chất khối u, lên kế hoạch điều trị cho người bệnh.

Khi đưa kim vào chọc hút khối u rất nhẹ nhàng, chính xác, được áp dụng nhiều, an toàn cho người bệnh. Có 1 số người bệnh sinh thiết sau tế bào lan tràn leo rắt theo đường kim nhưng rất hiếm và bản chất ung thư của người bệnh đã lan tràn. Vì vậy việc sinh thiết rất quan trọng, tỷ lệ rủi ro có nhưng hiệu quả của nó tốt hơn nhiều.

{keywords}
Chọc sinh thiết có làm tế bào lan tràn theo kim?

Phẫu thuật có khiến ung thư tái phát?
 
Không chỉ chọc sinh thiết, BS Vũ cho biết đến nay vẫn còn nhiều người cho rằng phẫu thuật làm ung thư tiến triển nhanh hơn, đụng dao kéo làm tế bào lan tràn nhanh hơn là quan điểm sai lầm.

Bởi vì, thứ nhất tế bào ung thư ác tính thì mổ hay không mổ vẫn lan tràn di căn chứ không phải do động dao kéo.

Thứ hai, hiện có các phương tiện chẩn đoán hiện đại đánh giá được khối u để có biện pháp phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp không đánh giá được hết, trên phim hình ảnh rất nhỏ nhưng mở ra thì lan tràn.

Thứ ba, khi mổ động chạm có thể là gia tăng tế bào ung thư vào máu sau mổ nhưng không ảnh hưởng gì tới bệnh nhân, bệnh nhân vẫn an toàn.

Thứ tư, ở giai đoạn cuối, bệnh nhân đã suy kiệt, yếu và khi mổ bác sĩ cấp cứu và do bệnh gốc đã nặng vì vậy sau mổ bệnh nhân hay gặp biến chứng, suy kiệt sau mổ. Nhưng nếu không mổ thì người bệnh vẫn tử vong.

Theo BS Vũ, phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư kinh điển nhưng tuỳ từng tình trạng ung thư. Ví dụ ung thư da, ung thư vú, ung thư ruột, ung thư tuyến giáp, ung thư giai đoạn sớm thì phẫu thuật có thể triệt căn được ung thư.

Với ung thư giai đoạn muộn thì phẫu thuật cũng làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Với bệnh nhân ung thư thanh quản không thở được thì phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân thở được để kéo dài sự sống hoặc phụ cho các phương pháp điều trị tiếp theo.

Phẫu thuật là phương pháp sử dụng cho bệnh nhân xuyên suốt quá trình điều trị ung thư, tuỳ từng giai đoạn có thể mổ trước hoặc sau hoá trị. Với bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp khối u, đánh giá khối u, đánh giá mức độ nhiễm trùng để có thể đưa ra mức độ có phẫu thuật khối u. ngoài ra, bác sĩ dựa thêm các chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm, Xquang, PET/CT…

Có 2 loại khối u, với khối u lành tính chỉ ở một chỗ, không có di căn sang cơ quan khác. Nhưng khối u ác tính dễ lan sang cơ quan khác. Khối u ác tính đòi hỏi độ phẫu thuật khó hơn, mổ mở rộng hơn để lấy khối u ra cơ thể người bệnh.

Nhưng để điều trị u ác tính cần thực hiện phương pháp đa mô thức từ mổ, thuốc đặc trị, tia xạ, các biện pháp miễn dịch, nhắm trúng đích để phối hợp điều trị cho phù hợp.

Đặc tính của u ác tính có mức độ xâm lấn, dính sang các cơ quan khác vì thế khi phẫu thuật có thể không lấy hết được tế bào ung thư dẫn đến có thể tế bào bám vào vị trí nào đó mà sẽ tái phát trở lại.

Tuy nhiên, tế bào này cũng có thể bị tiêu diệt bởi các phương pháp điều trị song song như xạ trị, hoá trị. Vì vậy, BS Vũ khuyến cáo người bệnh không nên sợ động chạm vào “tổ ong ung thư”.

K.Chi 

Từ tai nạn ngã xe máy nhẹ nhàng, nam sinh 17 tuổi phát hiện ra căn bệnh ung thư giai đoạn cuối

Từ tai nạn ngã xe máy nhẹ nhàng, nam sinh 17 tuổi phát hiện ra căn bệnh ung thư giai đoạn cuối

Ung thư xương là căn bệnh ung thư hay gặp, điều đáng tiếc nhiều bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn do nhầm lẫn với các tổn thương thoái hoá xương khớp.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Đang cập nhật dữ liệu !