Suốt 3 năm chịu đựng cuộc hôn nhân áp đặt, nhạt nhẽo, đến ngày nghe câu nói của chồng tôi bừng tỉnh tự giải thoát

3 năm nay mọi chi tiêu trong nhà đều mình tôi lo nhưng chồng lại cho rằng là vợ như tôi phải có trách nhiệm trông con và kiếm tiền.

 

Tôi hơn 30 tuổi, kinh doanh tự do tại Hà Nội, ngoài ra tôi có đam mê với nghề dạy học nên có lớp dạy thêm tiếng Anh. Chồng hơn một tuổi, làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước.

Chúng tôi có hai bé trai, một bé gần bốn tuổi và một bé mới hơn một tuổi. Cả gia đình ở trong căn hộ chung cư mà chúng tôi mua sau khi kết hôn, thu nhập của chồng tôi chỉ hơn 10 triệu/tháng. Chính vì thế mọi chi tiêu trong nhà hay mua sắm thứ gì to to đều một tay tôi lo hết.

Thế nhưng, dù tôi có cố gắng cỡ nào thì dưỡng như cũng chẳng được ghi nhận. Đi làm cả ngày, tối lại bận rộn với lớp dạy thêm nên tôi không có nhiều thời gian cho các con. Thế nhưng, chồng tôi đi làm về sớm cũng không hỗ trợ tôi việc cơm nước hay con cái, với anh chuyện nhà cửa, con cái tôi là phụ nữ nên đó là trách nhiệm của tôi.

Nhiều khi tôi cảm thấy dường như bị nghẹt thở với cuộc hôn nhân không có sự sẻ chia như thế.

Một điều nữa khiến tôi cảm thấy khó hòa hợp với chồng là việc anh bảo thủ, không bao giờ nhận sai và ăn nói rất khó nghe. Anh hay hằn học, khó chịu vì những việc hết sức vặt vãnh trong nhà từ lúc tôi mang bầu đến lúc sinh con, còn tôi phải im lặng, nhẫn nhịn cho yên cửa nhà, trong khi lẽ ra người thay đổi tâm tính phải là tôi.

Chưa bao giờ anh đi làm về hỏi thăm tôi có mệt không, con có quấy không. Tôi rèn con ăn ngủ theo nếp nên anh cho rằng tôi nhàn hạ, nhưng nào biết để làm được như thế tôi phải đổi lại bằng cả tháng trời thiếu ngủ và căng thẳng nghe con khóc, đến tối khi con đã đi ngủ thì tôi cũng kiệt sức.

Mỗi lần tôi góp ý điều gì anh thường nói to, áp đặt chứ nhất định không chịu bình tĩnh lắng nghe và tiếp thu. 

Sau dịch bệnh, thu nhập của anh thấp hơn trước rất nhiều, cũng từ đấy tâm tính anh thay đổi. Anh không còn hỗ trợ tôi đưa đón các con đi học hay phụ tôi cơm nước mỗi khi tôi về muộn.

Thay vào đó, anh bắt đầu dò xét tôi đi đâu, làm gì, với ai. Đến quần áo của tôi, anh cũng can thiệp, hỏi đi với ai mà mặc váy này, đi làm ở văn phòng suốt thì có cần thiết phải phấn son váy áo lộng lẫy đến vậy không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Rồi anh lại quay sang truy hỏi tôi sao về muộn, chẳng nhẽ tôi lại nói thẳng ra rằng nếu tôi không cố gắng thì trông chờ gì được ở nanh, lấy gì nuôi các con.

Nhiều lúc tôi cảm thấy bị xúc phạm, tôi đã cố gắng bao nhiêu mới có ngày hôm nay, mọi bước đi của tôi anh đều chứng kiến, vậy mà anh nghi kỵ và xúc phạm tôi.

Không kìm được, tôi đã nói: "Nếu anh không muốn em ra ngoài thì anh kiếm tiền đi. Chi tiêu trong nhà anh chợ búa mua sắm anh biết, lương anh liệu đủ cho gia đình sống được 10 ngày không?".

Thực sự tôi đã cố nín nhịn, nhưng anh vẫn lôi điệp khúc 'vợ coi thường chồng' ra nói, ban đầu còn nói riêng, sau anh nói trước mặt con làm tôi cảm thấy mệt mỏi. Giá anh đủ sức cáng đáng kinh tế gia đình thì tôi cần gì phải cố, phải rướn. 

Càng ngày anh càng hay gây chuyện với tôi nhưng tôi đã nín nhịn để nhà cửa được yên ấm.

Thế nhưng, hôm trước cậu con trai bé bị ốm, vì quá bận nên tôi không tự nấu cháo cho con được nên đã ra cửa hàng cháo dinh dưỡng để mua cho con ăn. Thấy thế, chồng tôi hỏi tại sao tôi không tự nấu mà đi mua, rồi anh nói cháo đi mua không hợp vệ sinh, lại không đủ dinh dưỡng.

Tôi cũng đã nói rất nhẹ nhàng rằng, tôi mua nốt lần này bởi tôi bận quá, về không kịp nấu. Vậy là chồng tôi lấy cớ to tiếng nói tôi rằng lúc nào cũng chỉ biết công việc, phụ nữ lấy chồng là phải chăm lo gia đình, nếu tôi không lo được cho các con thì để anh cưới vợ khác.

Thực sự, để có được ngày hôm nay tôi đã phải cố gắng rất nhiều nhưng nghe câu này của chồng tôi thực sự không thể cố thêm nữa.

Tôi quyết định ly hôn và tự mình nuôi các con thay vì việc đã phải kiếm tiền lo cho gia đình lại con bị bạo hành tinh thần mỗi ngày.

Sống cùng một người chồng không hiểu mình, thương mình đúng là bi kịch nên tôi quyết định giải thoát cho bản thân khỏi cuộc hôn nhân không lối thoát này.

Bạn đọc Minh Ngọc

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !