Sự thật ‘ngỡ ngàng’ về hiệu suất hoạt động của máy bay chiến đấu Mỹ
Báo cáo đánh giá mới nhất của GAO đã tiết lộ sự thật về hiệu suất hoạt động của các máy bay chiến đấu Mỹ và cảnh báo lực lượng này có nguy cơ trở thành một “lực lượng rỗng”.
Theo báo cáo mới đây của tạp chí Popular Mechanics (Mỹ), một báo cáo mới của Chính phủ Mỹ gần đây đã cảnh báo rằng, trong 9 năm qua, hầu như không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Không quân Mỹ đạt được 80% hiệu suất chiến đấu, chỉ có 2 trong số 46 loại máy bay chiến đấu có “khả năng thực hiện nhiệm vụ”.
Máy bay chiến đấu F-22 của Không quân Mỹ. Nguồn: news.163.com. |
Báo cáo này do Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ (GAO) của Chính phủ Mỹ đưa ra, báo cáo tập trung vào vấn đề các máy bay chiến đấu Mỹ có tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu đặc biệt thấp trong nhiều năm và gần như không máy bay chiến đấu nào có thể duy trì “khả năng nhiệm vụ” ở mức cao.
Báo cáo có tiêu đề “Tính bền vững của hệ thống vũ khí”, đã nghiên cứu 46 loại máy bay quân sự của Không quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến và Lục quân Mỹ, tập trung vào các loại máy bay như máy bay chiến đấu F-22 Raptor, máy bay F-35, F/A-18C và máy bay tấn công A-10 cùng các loại máy bay hỗ trợ nhiệm vụ quan trọng như máy bay vận tải C-17, máy bay tiếp dầu KC-135 và máy bay kiểm soát và chỉ huy hạt nhân E-6B.
Báo cáo đã tiến hành phân cấp 46 loại máy bay theo năng lực duy trì nhiệm vụ ít nhất là 80%, tức là ít nhất 80% mỗi loại máy bay có thể thực hiện ít nhất một nhiệm vụ được chỉ định. Ví dụ, nếu 80% máy bay chiến đấu F-22 được tuyên bố sẵn sàng hoạt động trên không, thì mẫu máy bay này sẽ được đánh giá là có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong năm nay.
Tuy nhiên, tình huống như vậy chưa bao giờ thực sự xảy ra trong 9 năm qua, và phi đội F-22 chưa bao giờ đạt 80% khả năng sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, các máy bay chiến đấu F/A-18E/F, F-16, F-15C/D và AV-8B cũng vậy, có thành tích tốt nhất là tiêm kích F-15E, đã đạt tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu 80% 4 năm liên tục trong 9 năm qua.
Hiệu suất tổng thể của lực lượng máy bay ném bom Mỹ rất kém. Máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay ném bom B-52 đã đạt được 80% khả năng sẵn sàng chiến đấu chỉ trong 3/9 năm qua, máy bay ném bom B-1B không đạt được mục tiêu này trong 9 năm.
Máy bay ném bom B-1B của Không quân Mỹ. Nguồn: news.163.com. |
Hiệu suất hoạt động của các máy bay hỗ trợ của Mỹ cũng không khả quan. Là "tai mắt" của tàu sân bay Mỹ, nhưng máy bay cảnh báo sớm E-2D gần như là không có tác dụng khi chưa một lần đạt được 80% hiệu suất chiến đấu.
Máy bay tiếp dầu KC-135, trụ cột của phi đội máy bay tiếp dầu của Không quân Mỹ, đã đạt tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu 80% chỉ ba trong số chín năm qua. Máy bay CH-47 Chinook của Lục quân cũng không có lần xuất kích nào.
Rất khó để tìm ra những điểm sáng trong báo cáo này, chỉ có duy nhất một đánh giá mang tính tích cực đó là, các đơn vị F-35 của Mỹ, bao gồm F-35A, F-35B và F-35C, về năng lực tác chiến tổng thể đã đạt được một số cải thiện.
Một điều đáng chú ý nữa của báo cáo đó là, giá thành của 22/46 máy bay được đánh giá đã giảm xuống. Điều này rất quan trọng vì chi phí vận hành và bảo dưỡng có thể chiếm 70% tổng chi phí của một máy bay chiến đấu.
Báo cáo của GAO cảnh báo rằng, các đơn vị máy bay chiến đấu của Mỹ có nguy cơ trở thành một “lực lượng rỗng”. Máy bay chiến đấu, đặc biệt là máy bay chiến đấu và máy bay ném bom tiên tiến, có thành phần cấu tạo rất phức tạp, không ai mong muốn chúng luôn ở chế độ đợi lệnh 100% bất cứ lúc nào, nhưng 80% là con số hợp lý.
Tuy nhiên, hầu hết các máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ đều không đạt được điều này. Lầu Năm Góc hiện đang đối mặt với tình thế “hiểm nghèo”, dù có hàng trăm máy bay chiến đấu, trông có vẻ nguy hiểm, nhưng thực tế thì lại không thể thực hiện được nhiệm vụ.
Cận cảnh Không quân Mỹ ném thử bom hạt nhân từ tiêm kích F-35A
The Drive đưa tin, lần đầu tiên quân đội Mỹ công bố video về vụ thử nghiệm bom trong đó một quả bom hạt nhân B61-12 mới được thả từ máy bay chiến đấu F-35A Joint Strike Fighter.
Đức Trí (lược dịch)