Sinh vật lạ có phần dưới giống môi người xuất hiện ở Australia
Sinh vật kỳ lạ giống người ngoài hành tinh có phần dưới như môi người trôi dạt vào bãi biển Bondi, Australia
Người dân địa phương bối rối khi phát hiện một sinh vật có hình thù kỳ lạ dạt vào bãi biển Bondi, Sydney, Australia.
Sinh vật lạ có phần dưới giống môi người xuất hiện ở Australia |
Drew Lambered, một người đang chạy bộ trên biển tình cờ bắt gặp sinh vật trông giống người ngoài hành tinh khi đang đi dạo. Anh cho biết ngoại hình của sinh vật này rất khó giải thích, có phần môi khá giống người, da giống cá mập, phần dưới thuôn nhọn giống như một cái đuôi và dài khoảng nửa mét.
Người dân địa phương suy đoán rằng đó là một con cá mập nhưng không rõ đó là loại nào. Drew Lambert đã đăng một bức ảnh và video về con vật này lên một nhóm Facebook Bondi ở địa phương với hy vọng tìm ra câu trả lời.
Hầu hết người dùng Facebook cho rằng con vật là một con cá đuối gai độc, phần đuôi đã bị cuộn lại sau khi chết và các cơ quan nội tạng sưng lên. Loại cá đuối của Australia và chúng tạo ra điện khi có gì đó chạm vào.
Drew Lambered cho biết: "Tôi đã sống ở Bondi 20 năm nhưng chưa bao giờ nhìn thấy con vật nào có ngoại hình kỳ lạ đến vậy. Tôi thấy lớp da xám như cá mập, nhưng không có vây lưng vở đầu, có miệng ở mặt dưới nên tôi thực sự bối rối".
Drew Lambered đã gửi hình ảnh đến các chuyên gia để xác định xem đó là loài nào. Laetitia Hannan, giám sát viên tại Thủy cung Sea life Sydney đã xác nhận đó là một con cá đuối, ngoại hình phình to là kết quả của quá trình phân hủy khiến thi thể chứa đầy khí.
Theo Laetitia Hannan, cá đuối Australia nổi tiếng là loài tham ăn, thường bị nói rằng 'đôi mắt to hơn bụng' nên con vật có ngoại hình giống ngoài hành tinh này đã ăn phải thứ gí đó có kích thước to hơn nhiều so với bản thân. Chính điều này đã góp phần làm tăng kích thước của con vật.
Cá đuối là một loài đặc hữu của Australia, loài này có thể tạo ra một cú sốc điện mạnh tới 200 vôn để tấn công bất cứ kẻ thù nào. Cá đuối thường sống ở vùng nước nông hơn 80 mét. Động vật ăn đêm vùi mình trong cát và đáy bùn của các vịnh và cửa sông cạn. Tuy nhiên, người Hy Lạp, người La Mã xưa kia dùng dòng điện của cá đuối như một loại thuốc có tác dụng chữa bệnh đau nhức đầu và gout.
Đại bàng đuôi trắng xuất hiện ở Scotland, camera giấu kín ghi lại cận cảnh ấp trứng
Camera ghi được cận cảnh thời điểm đại bàng đuôi trắng hoang dã đang ấp trứng và nở thành con non. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia ở Anh thực hiện việc ghi hình giấu kín này.
Hoàng Dung (lược dịch)