Siêu xe Roll Royce BIDV đấu giá không phải của ông Trịnh Văn Quyết?

Thông tin BIDV thu giữ tài sản đảm bảo là chiếc xe Roll Royce Ghost được cho là của ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, chuẩn bị đấu giá, tuy nhiên cán bộ BIDV khẳng định đó là thông tin không chính xác

Phóng viên Infonet đã liên hệ với cán bộ phụ trách xử lý tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Quy Nhơn (BIDV Quy Nhơn), người này cho hay 'thông tin ông Trịnh Văn Quyết là chủ sở hữu chiếc xe ô tô con 5 chỗ hiệu Roll Royce mang BKS 30F-187.88 đang được ngân hàng làm thủ tục bán đấu giá là không chính xác'.

Chiếc xe nào của ông Trịnh Văn Quyết sở hữu? Chúng tôi không có nói xe đó là của ông Quyết”, cán bộ xử lý nợ của BIDV Quy Nhơn nói. Tuy nhiên, khi được hỏi ai mới là chủ sở hữu chính thức của chiếc Roll Royce mang BKS 30F-187.88, vị đại diện BIDV Quy Nhơn đã không trả lời.

Được biết, khi còn là Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết chính là người thường xuyên sử dụng chiếc xe này. Xe được sản xuất tại Anh năm 2011 và chính thức thuộc quyền sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết vào năm 2013 với mức giá được cho là 50 tỷ đồng. 

Chiếc Roll Royce mang BKS 30F-187.88 được coi là chiếc xe "lận đận" nhất trong số hơn 100 chiếc Roll Royce tại Việt Nam.

Trên trang web của ngân hàng, bản tin đăng tải ngày 15/9 thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản lần 2 đối với chiếc xe sang nổi tiếng này đã không còn thông tin về khoản nợ của Công ty cổ phần FLC Faros, một doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái FLC do ông Trịnh Văn Quyết từng làm Chủ tịch HĐQT.

Đây là lần thứ hai BIDV Quy Nhơn đăng thông báo tìm tổ chức đứng ra đấu giá cho chiếc xe này sau lần thứ nhất không thành.

Thông báo lần 2 về chiếc xe BKS 30F-187.88 được BIDV đăng tải ngày 15/9 đã không còn nhắc đến FLC Faros.

Tuy nhiên, trong Thông báo thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ vay tại Hà Nội vào ngày 10/8/2022, BIIDV cho hay, chiếc xe Roll Royce mang BKS 30F-187.88 là tài sản đảm bảo cho khoản vay của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, do Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLC Homes (Tên cũ: Công ty Cổ phần Đầu tư Du thuyền và Sân Golf FLC Biscom) là bên bảo đảm cho khoản vay.

Bên cạnh hợp đồng tín dụng ký giữa FLC Faros và BIDV Quy Nhơn, còn có Hợp đồng thế chấp tài sản và Hợp đồng uỷ quyền tài sản cùng mang số 01/2018/6241578 ngày 20/06/2018 giữa FLC Homes và BIDV Quy Nhơn.

Thông báo của BIDV ngày 10/8/2022 về việc thu giữ tài sản đảm bảo là chiếc xe BKS 30F-187.88 để xử lý nợ của FLC Faros.

Khoản vay của FLC Faros đã phát sinh nợ quá hạn từ ngày 21/02/2022 tại BIDV Quy Nhơn với tổng số tiền gốc, lãi và phí phạt phát sinh đến ngày 09/8/2022 là 185.976.242.663 đồng (trong đó nợ gốc: 177.094.000.000 đồng, lãi + phí chậm trả: 8.882.242.663 đồng). 

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù đã nhiều lần thông báo nợ quá hạn, tuy nhiên bên vay và bên bảo đảm vẫn không tự nguyện trả nợ ngân hàng. 

Vì vậy, ngày 10/8 vừa qua, BIDV thông báo tới bên bảo đảm (FLC Homes) về việc tổ chức thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi cho khoản nợ của bên vay (FLC Faros) tại BIDV. Địa điểm thu giữ tại 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Đây cũng là trụ sở của Tập đoàn FLC và Bambo Airways.

Cũng trong thông báo này, BIDV mô tả tài sản bị thu giữ để thu hồi nợ như sau: Tên loại tài sản: xe ô tô con 5 chỗ hiệu ROLL – ROYCE theo Giấy chứng nhận đăng ký ô tô số 474115 do CA Hà Nội cấp ngày 26/5/2018; biển số: 30F-187.88. Nhãn hiệu: ROLL – ROYCE, Model: GHOST, Số khung: SCA664S07BUX35655, Số máy: 90174884N74B66A, Màu sơn: đỏ, Công suất máy móc thiết bị: 420 (kW)/5250 vph, Kích thước: 5399x1948x1550(mm), Khối lượng bản thân: 2360 (kg), Năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng: 2011, Hãng, quốc gia sản xuất: Anh.

Theo quy trình xử lý tài sản đảm bảo, sau khi thu giữ tài sản, ngân hàng sẽ sử dụng kết quả định giá của tổ chức thẩm định giá, từ đó có căn cứ xác định giá khởi điểm cho phiên đấu giá.

Chi phí thuê cơ quan, tổ chức định giá được tính vào chi phí xử lý tài sản bảo đảm. Tổ chức bán đấu giá sẽ do BIDV Quy Nhơn chỉ định sau khi được lựa chọn.

 Ngân Giang

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.