Siêu tàu khảo sát của Trung Quốc trục với tàu ngầm 'xấu số' Indonesia có gì?

Siêu tàu khảo sát TanSuo 2 của Trung Quốc đã trục vớt được những bộ phận quan trọng của tàu ngầm KRI Nanggala-402 bị chìm vừa qua.

Theo Sina, hôm 18/5 các tàu Trung Quốc tham gia nhiệm vụ tìm kiếm tàu ngầm Indonesia KRI Nanggala-402 bị chìm ngày 21/4 khi đang tập trận bắn ngư lôi ở vùng biển Bali đã hoàn thành giai đoạn đầu của cuộc tìm kiếm và đạt được những kết quả ban đầu.

Các tàu Trung Quốc gồm hai tàu của Hải quân và tàu nghiên cứu khoa học TanSuo 2 của Viện Khoa học Trung Quốc. Các tàu Trung Quốc đã đến vùng biển Indonesia từ đầu tháng 5/2021.

{keywords}
 Siêu tàu khảo sát TanSuo 2 của Trung Quốc (bên trái). Nguồn: Sina.

Theo Tào Bằng, chỉ huy Biên đội Nam Đà 195, việc hỗ trợ cứu hộ tàu ngầm Indonesia trong vùng biển Indonesia được thực hiện bởi tàu cứu hộ viễn dương 863 của Hải quân Trung Quốc, tàu kéo Nam Đà 195, và tàu khảo sát TanSuo 2. Công việc khảo sát, tìm kiếm xác tàu ngầm Indonesia do tàu TanSuo 2 phụ trách.

Tính đến ngày 18/5, với sự hợp tác của Hải quân Trung Quốc và Indonesia, tàu lặn có người lái "chiến binh biển sâu" do tàu TanSuo 2 mang theo đã hoàn thành 13 nhiệm vụ lặn khảo sát.

Theo nhà khoa học chính phụ trách hoạt động tìm kiếm mang mã số TS2-7 lần này, ông Trần Truyền Tự, thông qua các hoạt động khảo sát của những lần lặn này, Trung Quốc đã nắm được tương đối toàn diện về tình hình dưới nước của tàu ngầm Nanggala-402, có thể thu thập được các trang thiết bị của tàu ngầm thông qua thiết bị quét âm thanh của tàu lặn.

Thông tin về hình dạng và vị trí chính xác các thành phần chính của tàu ngầm bị đắm đã được chụp; mũi tàu, cầu tàu và đuôi tàu bị đắm cũng đã được chụp chi tiết dưới nước.

Ngoài ra, đội tàu của Trung Quốc đã nắm được tình trạng nước biển, địa hình đáy biển và các bộ phận chính của tàu ngầm bị chìm dưới biển. Tàu Trung Quốc đã phát hiện một cánh mũi tàu ngầm và một số bộ phận khác nằm rải rác trong hố va chạm tàu ngầm mà các giai đoạn trước chưa phát hiện được.

Đồng thời, “chiến binh biển sâu” cũng vớt được một số vật dụng nằm rải rác từ chiếc tàu ngầm bị đắm từ đáy biển. Đặc biệt trong lần lặn thứ 6, tàu lặn “chiến binh biển sâu” và tàu TanSuo 2 đã phối hợp với nhau và trục vớt thành công chiếc bè cứu sinh nặng 700 kg biên chế cho tàu ngầm Indonesia. Những vật dụng này đã được Trung Quốc bàn giao cho Quân đội Indonesia.

Được biết, tàu TanSuo 2 là tàu công trình biển được Trung Quốc cải hoán thành tàu khảo sát viễn dương. Tàu được trang bị động cơ điện và hệ thống định vị tiên tiến. Thiết bị lặn biên chế trên tàu “chiến binh biển sâu” cũng là thiết bị hiện đại của Trung Quốc, có thể hoạt động ở độ sâu gần 5.000 m.

Một số thông tin chưa kiểm chứng cho rằng, tàu TanSuo 2 có thể là tàu thuộc sự quản lý của Hải quân Trung Quốc, chuyên thực hiện các nhiệm vụ khảo sát, thăm dò đáy biển. Tàu dài 88 m, rộng gần 20 m, cao 7,5 m. Đây là con tàu tương đối lớn trong lực lượng tàu khảo sát của Trung Quốc.

Trọng tải của tàu lên đến gần 7.000 tấn, tốc độ tối đa đạt 14 hải lý/giờ, có khả năng hoạt động liên tục trong 75 ngày với tổng hành trình hơn 14.000 hải lý. Ngoài “chiến binh biển sâu”, tàu còn có thể mang theo thiết bị lặn “kẻ phấn đấu” có thể hoạt động ở độ sâu 10.000 m. Tàu được cải tạo trong 18 tháng, bắt đầu từ tháng 12/2018.

Khám phá ‘lá chắn’ và ‘lưỡi dao’ của Israel trong xung đột với Palestine

Khám phá ‘lá chắn’ và ‘lưỡi dao’ của Israel trong xung đột với Palestine

Trong xung đột với Palestine, Israel đã kết hợp các chiến thuật tấn công, phòng thủ một cách linh hoạt thông qua việc sử dụng hai “át chủ bài” là Iron Dome và JDAM.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !