Siêu bão số 10 tiến sát đất liền, hàng chục ngàn hộ dân được sơ tán khẩn

Các cơ quan chức năng và người dân vùng tâm bão ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đang chạy đua với thời gian để ứng phó với bão số 10

Thanh Hóa: Vẫn chưa liên lạc được với 33 ngư dân đang đánh bắt trên biển

Người dân Thanh Hoá gặt lúa chạy bão

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa tính đến 8h sáng nay còn 3 phương tiện tàu thuyền với 33 ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đang đánh bắt thủy hải sản tại vùng biển Vịnh Bắc bộ vẫn chưa liên lạc được.

Đó là các tàu của ông Lê Văn Lực, chủ tàu TH 91799 TS công suất 811 CV, trên tàu có 11 lao động; ông Lê Văn Sòng, chủ tàu TH 91645 TS công suất 811 CV, trên tàu có 11 lao động và ông Lê Văn Còng, chủ tàu TH 91646 TS công suất 811 CV, trên tàu có 11 lao động.

Hiện chính quyền địa phương và gia đình đang tìm cách liên lạc với 3 tàu trên để kêu gọi vào nơi tránh trú an toàn.

Việc theo dõi diễn biến của bão, thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương và người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòng, tránh, ứng phó có hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra thiệt hại do chủ quan.

Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn.

Chỉ đạo việc thu hoạch ngay các trà lúa đã chín để hạn chế thiệt hại, với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, không gieo trồng vụ Đông trong thời điểm này.

Các huyện, thành phố ven biển rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán dân tại các khu vực sát mép nước, cửa sông, ven biển, các khu du lịch khi có lệnh. Các huyện miền núi chủ động di dời các hộ dân sống tại khu vực nguy hiểm, ven sông suối, các khu vực có nguy cơ xảy ra nguy cơ lũ quét và sạt lỡ đất.

Sẵn sàng triển khai bảo vệ nhà cửa, kho tàng, bến cảng, các công trình đang thi công, hồ đập đê điều.

Kiểm tra hệ thống đê điều, triển khai hệ thống tiêu úng để đảm bảo diện tích lúa và hoa màu.

Kiểm tra cụ thể phương án “4 tại chỗ”, trong đó chú trọng tích trữ lương thực nhu yếu phẩm, phương tiện cứu nạn để phòng trường hợp mưa lũ gây ra chia cắt dài ngày.

Nhiều tàu bè đã cập bến

Các nghành theo chức năng , nhiệm vụ được giao chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia công tác phòng chống thiên tai khi có lệnh.

Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình về Văn phòng Thường trực Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Nghệ An: Để đảm bảo an toàn cho các tàu, thuyền, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành công điện khẩn số 14/CĐ-UBND ngày 13/9 về việc cấm tàu thuyền ra khơi trong cơn bão số 10.

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan, Ban chỉ huy PCTT &TKCN các địa phương, đặc biệt ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, TX Cửa Lò, TX Hoàng Mai sử dụng mọi phương tiện, bằng mọi biện pháp thông báo cho các tàu thuyền trên biển biết diễn biến của bão, hướng dẫn, kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú an toàn hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm.

Nghệ An người dân ra sức chằng chéo nhà cửa trước cơn bão số 10

Hướng dẫn neo đậu tàu thuyền tại nơi tránh trú (bao gồm các tàu du lịch và tàu vận tải); tổ chức di dời, neo đậu lồng bè nuôi trồng thủy sản, nhà nổi, đảm bảo an toàn.

Đồng thời cấm các loại tàu thuyền và phương tiện vận tải ra khơi kể từ 7h ngày 14/9/2017. Bên cạnh đó, các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải về bờ neo đậu an toàn.

Theo số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho biết, đến 7h sáng nay (14/9), trên địa bàn có 887 tàu thuyền đang trên đường về, dự chiều chiều nay sẽ cập bến an toàn. Số phương tiện đang neo đậu ở bến an toàn: 2991/10.898 phương tiện.

Tất cả các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nhận được thông báo về vị trí, hướng đi của bão số 10 để đảm bảo nơi cập bến, trú tránh an toàn nhất.

Đến khoảng 10h30 trưa nay (13/9), theo ghi nhận của PV Infonet, dọc các huyện, thị xã ven biển Nghệ An đã mưa to kèm theo gió.

Mọi công tác chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 10 có thể đổ bộ vào tỉnh Nghệ An đang được các ban, ngành chức năng và người dân tiến hành gấp rút và khẩn trương nhất.

Hà Tĩnh: Đã di dời 10.928 hộ dân trước khi bão số 10 đổ bộ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng đang chỉ đạo trực tiếp phòng chống bão tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Để đảm bảo an toàn cho người và tài sản trước khi bão số 10 đổ bộ vào đất liền, tỉnh Hà Tĩnh (vùng được dự báo tâm bão đi qua – PV) đã ra lệnh sơ tán 10.928 hộ/47.400 người thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố gồm: Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh đến nơi an toàn.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, huyện Kỳ Anh sẽ sơ tán 3.126 người; Cẩm Xuyên 3.383 người; Lộc Hà 10.700 người; Nghi Xuân 10.986 người; Thạch Hà 3.778 người; TP Hà Tĩnh 704 người; KKT Vũng Áng 11.810 người và thị xã Kỳ Anh 2.913 người.

Để hoàn thành việc di dời theo đúng chỉ đạo (trước 17h ngày 14/9), các địa phương đang cấp tập huy động lực lượng, chuẩn bị phương tiện đồng loạt thực hiện nhiệm vụ trước khi trời bắt đầu có gió. Ông Lê Văn Trọng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Kỳ Anh cho biết, hiện tại đã có 45 hộ dân nằm ở vùng xung yếu ven sông suối được di dời đến nơi an toàn.

Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh cùng với ngư dân ra sức chăng chéo lại tàu thuyền tại cảng Cửa Sót (Lộc Hà)

Đại tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh trực tiếp chỉ đạo lực lượng biên phòng giúp ngư dân vùng biển chằng chéo tàu thuyền, kêu gọi tàu vào neo đậu an toàn.

Theo tính toán, nếu bão giật cấp 12 đổ bộ thì huyện sẽ có hơn 1.000 hộ dân ở 21/21 xã phải di dời, chủ yếu là các hộ nằm ở vùng thấp trũng, nhà không đảm bảo an toàn. “Có 2 phương án đưa ra, một là di dời tại chỗ từ nhà yếu sang nhà cứng; hai là di dời lên nhà cao tầng, trường học, trụ sở xã. Nhiệm vụ này huyện sẽ tiến hành trong chiều và tối nay” - ông Trọng nói.

Cũng theo ông Trọng, nhờ thực hiện tốt lịch thời vụ nên lúa hè thu đã thu hoạch, phơi phong khô khén, còn tình hình hồ đập về cơ bản hồ nhỏ không có vấn đề gì. Các hồ chứa lớn như Thượng sông Trí đã thực hiện xả lũ từ tối hôm qua (13/9) với lưu lượng xả tăng dần từ 30 – 70m3/s.

Tại huyện Cẩm Xuyên sẽ có 1.161 hộ thuộc các xã ven biển như Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh, Cẩm Hòa, Cẩm Dương phải di dời đến nơi an toàn. Công tác chuẩn bị cho di dời đã cơ bản hoàn tất, hiện lãnh đạo huyện, xã, thôn xóm đang tập trung hướng dẫn, hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa.Ngoài ra, huy động lực lượng ứng trực 24/24h tại các hồ chứa nước để chủ động điều tiết khi có mưa lớn xảy ra. Hiện hồ Kẻ Gỗ và sông Rác đã thực hiện xả lũ từ 4h chiều ngày 13/9 với lưu lượng 50m3/s/hồ.

Lộc Hà là một trong ba huyện có số khẩu phải di dời tránh bão lớn nhất toàn tỉnh nên cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã đang dốc toàn lực hỗ trợ người dân neo đậu tàu thuyền, di dời đến khu vực an toàn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phan Văn Nhàn cho biết: Đã neo đậu tàu thuyền, di dời đến khu vực an toàn. Đến thời điểm này đã có 345 tày thuyền neo đậu vào cảng Cửa Sót; 2 tàu với 13 lao động tránh trú ở đảo Cát Bà; còn 11 tàu với 68 lao động đã nắm được thông tin đường đi của bão đang trên đường di chuyển vào bờ, dự kiến 5h chiều nay cập bến Cửa Sót.

Đối với huyện Nghi Xuân, hiện 800 chiếc tàu thuyền đã vào bờ neo đậu an toàn; còn 3 chiếc xa bờ đang trên đường về âu tránh trú bão. Công tác di dời dân, sẽ bắt đầu từ 12h trưa nay và dự kiến hoàn tất trước buổi tối cùng ngày. Ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch UBND huyện cho biết, số dân phải di dời chủ yếu ở các xã Xuân Hội, Cương Gián, Xuân Giang; một số hộ vùng ngập úng thuộc xã Xuân Viên; vùng có nguy cơ sạt lợ của xã Xuân Lam, Xuân Hồng...

Đại tá Võ Trọng Hải, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết: Từ ngày hôm qua 100% quân số BĐBP được lệnh thường trực, đến các xã ven biển giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền và chằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn. Đối với khu vực miền núi, đồng bằng, các chiến sỹ tập trung ở vùng trọng điểm có nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất sẵn sàng nhân lực, phương tiện ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.  

Các bè mực nhảy tại thị xã Kỳ Anh đã được đưa lên bờ

Dọn đồ đi sơ tán

Thuyền đã vào bờ

Quảng Bình: Người dân chủ động trong phòng chống cơn bão số 10.

Trước tình hình cơn bão số 10 đang di chuyển vào các tỉnh Bắc Trung bộ, Trung tâm KTTVQG dự báo đây là cơn bão rất mạnh, tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi ảnh hưởng rộng.

Trước khi bão vào, người dân tỉnh Quảng Bình đang khẩn trương tiến hành các biện pháp ứng phó với bão.Sáng ngày 14/9, tại Quảng Bình người dân đang tích cực trong chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh để giảm đỗ gãy khi bão vào. Những ngư dân đã đưa tàu thuyền vào nơi trú đậu và chằng néo.

Ông Lại Thế Lâm (trú tại phường Đồng Phú, TP Đồng Hới) cho biết, khi đang ra khơi đánh bắt cá cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) 32 hải lý thì nghe tin bão số 10 qua thông báo của trạm bờ và qua sóng đài radio, tôi đã tiến hành thu lưới để cập bờ đưa tàu vào neo đậu tại khu neo đậu ở sông Nhật Lệ. Các tàu trong tổ đoàn kết cũng đang trên đường vào bờ, chiều nay thì sẽ vào tới nơi. Ngoài các tàu neo đậu, những nhà hàng nổi trên sông Nhật Lệ cũng được thu dọn, chủ nhà hàng chỉ đạo lai dắt vào tránh trú trú các khu neo đậu.

Trước đó, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Bình cho biết đã có Công điện số 57/CĐ-PCTT gửi Ban chỉ huy các huyện, thị xã, thành phố và các sở ngành để chủ động thực hiện các phương án phòng chống bão số 10.

Nhóm PV miền Trung

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !