"Siết" nhập cư: Đà Nẵng khẳng định không làm trái luật

Chiều 20/2, Sở Tư pháp Đà Nẵng đã hoàn tất báo cáo với Bộ Tư pháp, nêu rõ quan điểm về quá trình thẩm định dự thảo và tự kiểm tra 4 vấn đề "nóng" trong Nghị quyết 23 (ngày 23/12/2011) của HĐND TP Đà Nẵng, theo yêu cầu của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) tại công văn 12/KTrVB (7/2/2012).

"Siết" nhập cư: Đà Nẵng khẳng định không làm trái luật

>> "Nói Đà Nẵng “cấm cửa” dân nhập cư là không chính xác"

>> Đà Nẵng bắt đầu "siết" việc nhập cư vào nội thành

Trong đó, vấn đề được dư luận quan tâm nhất là quy định tại điểm 9, khoản III, Điều 1 Nghị quyết 23: "Trong khi chờ xin ý kiến của Trung ương về một số vấn đề liên quan đến việc thực hiện Luật Cư trú trên địa bàn TP Đà Nẵng, tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới vào khu vực nội thành đối với các trường hợp chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ mà không có nghề nghiệp hoặc có nhiều tiền án, tiền sự".

`Siết` nhập cư: Đà Nẵng khẳng định không làm trái luật

Ông Nguyễn Bá Sơn, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng, trả lời phỏng vấn Infonet chiều 20/2 - Ảnh: HC

Cũng trong chiều 20/2, Giám đốc Sở Tư pháp Đà Nẵng Nguyễn Bá Sơn đã có cuộc trả lời phỏng vấn riêng của Infonet về quan điểm của Sở trong báo cáo với Bộ Tư pháp. Ông Nguyễn Bá Sơn nêu rõ: "Qua quá trình thẩm định, Sở Tư pháp Đà Nẵng nhận thấy nội dung của Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng về việc "tạm dừng đăng ký mới vào khu vực nội đô TP để xin chỉ đạo của cấp trên" là không trái với Luật Cư trú và các quy định pháp luật khác có liên quan".

Thưa ông, cơ sở nào để Sở Tư pháp Đà Nẵng khẳng định điều đó?

Trước hết là từ thực tế. Phải thừa nhận trong thành tích chung của Đà Nẵng 15 năm qua có đóng góp quan trọng của một bộ phận dân nhập cư. Nhưng bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ người nhập cư không nghề nghiệp, không nhà cửa, không có chỗ ở ổn định hoặc có nhiều tiền án, tiền sự ồ ạt đổ về các quận nội thành, nơi có mật độ dân số đô thị vào loại cao nhất cả nước hiện nay.

Từ đó khiến sức chịu đựng của hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục bị quá tải; tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và tội phạm hình sự các loại diễn biến phức tạp, trật tự, an toàn xã hội bị đe doạ. Một số mục tiêu mà Đà Nẵng đạt được 15 năm qua trong các chương trình "5 không", "3 có" nhằm xây dựng một TP có thiên nhiên trong lành, đời sống văn hoá cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức, một trong những TP hài hoà, thân thiện, an bình, hấp dẫn và đáng sống... có nguy cơ bị phá vỡ hoặc không thể thực hiện được.

Nhưng để giải quyết vấn đề đó phải bằng những biện pháp đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật?

Vâng! Cơ sở pháp lý để khẳng định Nghị quyết 23 của HĐND TP. Đà Nẵng không sai chính là Luật Cư trú. Một trong những nguyên tắc quan trọng của luật này được quy định tại khoản 2 Điều 4. Theo đó, trong quá trình triển khai thực hiện luật phải bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Để thực hiện các mục tiêu mà nguyên tắc trên đặt ra, có một công cụ quan trọng mà pháp luật giao cho các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều tiết dân cư của mỗi địa phương. Đó là quản lý cư trú, mà cốt lõi của vấn đề nằm ở công tác quản lý đăng ký nhân khẩu.

Tại khoản 3 Điều 6, Luật Cư trú đã giao trách nhiệm cho UBND các cấp trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về cư trú tại địa phương theo quy định của luật này, các quy định khác của pháp luật có liên quan và phân cấp của Chính phủ. Điều 12 Luật Tổ chức HĐND và UBND (năm 2003) quy định: HĐND cấp tỉnh, TP trực thuộc TƯ có thẩm quyền "phân bổ dân cư và cải thiện đời sống nhân dân ở địa phương". Đồng thời Điều 18 của luật này cũng quy định: HĐND TP trực thuộc TƯ có thẩm quyền "quyết định biện pháp quản lý dân cư ở TP và tổ chức đời sống dân cư đô thị".

Tại Điều 3 Luật Tổ chức HĐND và UBND cũng quy định rõ: "HĐND và UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên". Từ trước đến nay, Chính phủ, Bộ Công an chưa có văn bản nào chứa đựng nội dung các tỉnh, TP được "đóng cửa" với dân nhập cư. Như vậy, liệu Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng có vượt quá thẩm quyền theo quy định tại điều này?

Sau khi Nghị quyết 23 ra đời, đã có một số ý kiến cho rằng Đà Nẵng "cấm cửa" người nhập cư. Hiểu và nhận định như vậy là không chính xác. Xuất phát từ thực tiễn khi nhận thấy có những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai Luật Cư trú nên HĐND TP Đà Nẵng ra Nghị quyết tạm dừng để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Và từ ngày 16/1/2012, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cũng đã có văn bản xin ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề này (tuy nhiên đến nay chưa được hồi âm).

Việc cấp dưới trong quá trình thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của mình mà phát hiện, nhìn thấy trước hoặc nảy sinh vướng mắc có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý khác hay những hậu quả thực tế ngoài dự kiến thì việc tạm dừng, xin chỉ đạo của cấp trên để tháo gỡ, để thực hiện cho tốt là một công việc thường xuyên của bất cứ cơ quan hay tổ chức nào.

Đó cũng là thể hiện trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của cấp trên, chắc chắn cơ quan chức năng cấp dưới phải thi hành. Đó cũng là một nguyên tắc trong hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Nếu cấp dưới nhìn thấy vấn đề mà không báo cáo cấp trên để kịp thời xử lý, cứ nhắm mắt làm theo quy định sẵn có để dẫn tới những hậu quả thì đó mới là làm không đúng chức năng nhiệm vụ của mình.

Cần khẳng định rằng Đà Nẵng không "cấm cửa" dân nhập cư. Chủ trương tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới nói trên là để chờ chỉ đạo của TƯ, và cũng chỉ áp dụng trong phạm vi các quận trung tâm TP, nơi có mật độ dân cư cao; còn đối với các quận, huyện ngoại thành có mật độ dân cư không cao thì không áp dụng.

Hơn nữa, Luật Cư trú quy định cư trú bao gồm cả tạm trú và thường trú. Trong khi tạm dừng đăng ký thường trú mới như vừa nêu thì TP Đà Nẵng vẫn giải quyết tạm trú cho người nhập cư để họ có cơ hội tìm kiếm việc làm ổn định, thu nhập ổn định, có cơ hội có nhà ở và từ đó có thể được giải quyết đăng ký thường trú như mọi công dân khác của TP.

Từ những cơ sở thực tiễn và pháp lý nêu trên, trong báo cáo gửi Bộ Tư pháp, chúng tôi khẳng định Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng về việc tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới là không trái với quy định của Luật Cư trú và các quy định hiện hành của pháp luật.

Xin cám ơn ông

HẢI CHÂU

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

‘Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam’ khuấy động Sun Urban City

“Dệt sắc Tết - Gắn kết Hà Nam” như lời chào Xuân của chủ đầu tư Sun Group dành cho các đại lý phân phối, chuyên viên kinh doanh dự án Sun Urban City, đồng thời kích hoạt thị trường BĐS Hà Nam ngay những ngày đầu năm.

Địa điểm giải trí cảm giác mạnh cách Hà Nội 150km, giá vé chỉ 150.000 đồng

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm giải trí với những trò chơi cảm giác mạnh “cực đã” mà không quá xa Hà Nội, Công viên Rồng tại Sun World Ha Long chính là điểm đến lý tưởng, với giá vé đang áp dụng chỉ 150.000 đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !