Sao Việt ngậm ngùi thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy

Ca sĩ Đức Tuấn coi người nhạc sĩ tài hoa như một người ông trong gia đình, còn Tùng Dương thì tiếc vì đã gặp Phạm Duy quá muộn.

Mỹ Linh: "Phạm Duy truyền cảm hứng cho bao thế hệ"

Sao Việt ngậm ngùi thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy - ảnh 1
Mỹ Linh là một trong những người bạn đồng nghiệp thân thiết của Tuấn Ngọc - con rể nhạc sĩ Phạm Duy.

Là bạn thân của Tuấn Ngọc nên diva tóc ngắn cũng thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe của nhạc sĩ Phạm Duy. Chị biết rõ tác giả của Ngày xưa Hoàng thị phải nằm viện cũng đã lâu, sức khỏe không còn như xưa nhưng vẫn muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới ca sĩ Tuấn Ngọc, Thái Thảo... và cả gia đình Phạm Duy: "Tôi hiểu nỗi đau của gia đình họ. Cha mình có già tới đâu thì sự ra đi của ông vẫn khiến con cháu đau đớn, tiếc thương".

Mỹ Linh không giấu được sự tiếc nuối vì nền âm nhạc Việt Nam mất đi một người nhạc sĩ tài hoa. Theo chị, Phạm Duy là cây đại thụ của làng nhạc Việt. Ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ nhạc sĩ đàn em. Nếu Trịnh Công Sơn là người hát thơ, từng lời từng ý đều đầy ắp sự tưởng tượng thì Phạm Duy lại thật thuần Việt. Âm nhạc của ông rất nhiều màu sắc và đặc biệt là rất trong sáng. Một trong những cái tài của người nhạc sĩ này là đã khéo léo chuyển tải nhiều khúc dân ca truyền thống vào âm nhạc của mình và có đủ màu sắc trong kho tàng sáng tác mấy chục năm qua.

Đức Tuấn: "Phạm Duy như người trong gia đình"

Sao Việt ngậm ngùi thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy - ảnh 2
Khi tham gia chương trình Hợp ca tranh tài, Đức Tuấn từng dắt cả đội của mình tới thăm nhà nhạc sĩ Phạm Duy - người mà anh vẫn con như người ông thân thiết trong gia đình.

Hiện đang ở Pháp, giọng ca Chiếc lá thu phai không giấu được sự xúc động khi nhận được tin nhạc sĩ Phạm Duy vừa trút hơi thở cuối cùng. Đức Tuấn nghẹn ngào cho biết, 27/1 là một ngày anh có rất nhiều công việc quan trọng cần thực hiện, thế nhưng, nhận được tin của người ông thân thiết, anh như kẻ mất hồn, không làm nổi việc gì.

Nam ca sĩ sinh năm 1980 là nghệ sĩ trẻ hiếm hoi từng được nhạc sĩ Phạm Duy dành cho nhiều lời khen tặng ưu ái khi thể hiện các sáng tác của mình. Anh chia sẻ: "Tin ông qua đời khiến tôi cảm thấy buồn bã vô cùng. Hiện tại, quả thực tôi rất bối rối. Tôi coi nhạc sĩ Phạm Duy như người ông trong gia đình mà tôi rất mực yêu quý. Tôi cảm thấy mình may mắn vì là người được cùng ông chia sẻ nhiều niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống".

Nhắc tới nhạc sĩ Ngày xưa Hoàng thị, Đức Tuấn có rất nhiều kỷ niệm để chia sẻ, tuy nhiên, anh không thể quên đêm nhạc Phạm Duy dành cho sinh viên Huế năm 2012. Ở thời điểm đó, dù sức khỏe của nhạc sĩ không tốt lắm nhưng ông vẫn cố gắng bay ra cố đô để cùng giao lưu với các bạn trẻ cùng Đức Tuấn. Hơn 90 tuổi nhưng nhạc sĩ vẫn rất hào hứng và trẻ trung khi ca hát, trò chuyện với các bạn sinh viên. Ông thậm chí còn lên sân khấu để hát Tình ca cùng Đức Tuấn. Có lẽ chính bởi những tình cảm, kỷ niệm này, dù tham gia bất cứ sự kiện trong hay ngoài nước, nam ca sĩ luôn muốn được thể hiện các sáng tác của nhạc sĩ Phạm Duy. Bên cạnh đó, anh còn hy vọng sẽ đưa âm nhạc của ông mình tới gần với giới trẻ hơn và thậm chí là ra với thế giới. Anh khẳng định sự ra đi của nhạc sĩ chính là động lực để mình sớm hoàn thành những dự định đã ấp ủ bấy lâu nay.

Tùng Dương tiếc vì được gặp nhạc sĩ Phạm Duy quá muộn

Sao Việt ngậm ngùi thương tiếc nhạc sĩ Phạm Duy - ảnh 3
Một trong những hình ảnh cuối cùng của nhạc sĩ Phạm Duy trong lần Tùng Dương vào thăm ông cách đây chừng một tháng.

Khác với Đức Tuấn, giọng ca Chiếc khăn piêu hay tin nhạc sĩ Phạm Duy trút hơi thở cuối cùng khi đang ở trong phòng thu thu âm ca khúc Ngậm ngùi của ông cho album Tùng Dương hát tình ca. Lần cuối cùng anh gặp nhạc sĩ tài vào khoảng hơn một tháng trước. Khi đó, Phạm Duy đã rất yếu nhưng đủ sức để cùng Tùng Dương tâm sự đủ thứ chuyện đông tây kim cổ. Ở thời điểm đó, không ai tin ông lại ra đi đúng vào thời điểm chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm mới. Ông cũng dự định ra Huế để tham gia đêm nhạc mà nhà văn Nguyễn Thụy Kha cùng Tùng Dương tổ chức dành cho giới trẻ. Nhưng vì điều kiện sức khỏe không thể di chuyển xa, cuối cùng Phạm Duy lại phải cáo lỗi cùng hai người bạn vong niên.

Tùng Dương cho biết tới thời điểm này, anh cảm thấy hối tiếc vì đã được gặp "bác Phạm Duy" quá muộn nên chưa kịp có những album chỉ hát nhạc của người nhạc sĩ tài hoa. Anh càng buồn hơn khi chỉ trong vòng hơn một tháng mà hai cha con nhạc sĩ Phạm Duy cùng giã biệt trần thế. (Nhạc sĩ Duy Quang - con trai cả của Phạm Duy - qua đời cách đây hơn một tháng. Gia đình tìm cách giấu vì sợ ông quá đau buồn. Tuy nhiên khi biết tin, ông lại tỏ ra khá bình tĩnh. Ông từng tâm sự với ca sĩ Ánh Tuyết rằng ông vui mừng vì con trai ra đi trong tình yêu thương của bạn bè và người hâm mộ).

Trước đây, Tùng Dương từng không ít lần tới hát tại phòng trà của nhạc sĩ Duy Quang và mỗi lần biểu diễn, anh đều lựa chọn những sáng tác của Phạm Duy. Khi còn khỏe, ông thường tới nghe Phạm Duy hát. Thấy anh hát mãi các ca khúc của mình, có lần ông đã trêu: "Thôi, không cần hát nhạc của tôi đâu. Giọng anh hay, hát nhạc gì tôi cũng thích nghe hết".

Tang lễ nhạc sĩ Phạm Duy được tổ chức tại tư gia ở 349/126 Lê Đại Hành, phường 13, quận 11, TP HCM. Lễ nhập quan diễn ra lúc 9h ngày 28/1. Lễ động quan lúc 6h ngày 3/2. Nhạc sĩ Phạm Duy sẽ yên nghỉ tại Hoa viên Nghĩa trang Bình Dương.

Gia An

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !