Sai lầm của bố mẹ khi 'copy' đơn thuốc F0 cho trẻ
Theo BS Nguyễn Thanh Sang, việc trẻ bị nhiễm Covid-19 trong điều kiện số ca mắc tăng cao là hoàn toàn bình thường, cha mẹ không nên quá lo lắng mà dẫn tới các sai lầm không đáng có... 2 sai lầm khi con bị sốt cha mẹ hay mắc phải
2 sai lầm hay gặp
BS Nguyễn Thanh Sang, nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết sốt một triệu chứng trẻ hay gặp khi mắc Covid-19. Cũng giống như bất cứ bệnh lý gì, nếu trẻ có biểu hiện sốt, bố mẹ cần bình tĩnh. Nhiều bố mẹ xử trí sai khiến bé không hạ sốt được hoặc càng mệt mỏi hơn. Trong 3-5 ngày đầu dương tính, trẻ sẽ sốt cao liên tục, uống hạ sốt giảm sốt rồi sốt lại.
Khi cặp nhiệt độ ở nách là 38,5 độ C, nghĩa là con sốt, bố mẹ cần cho bé uống 01 liều paracetamol 10-15mg/kg; kết hợp mặc thoáng mát, có thể chỉ mặc mỗi cái tã thôi; cho uống nhiều nước, có điện giải càng tốt, nếu trẻ bú mẹ thì bú thêm cữ; không đè con ra lau mát hay tắm lạnh; để con nghỉ ngơi hoàn toàn.
Trẻ mắc Covid-19 nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Trẻ mắc Covid-19 không nên ăn các loại gia vị cay nóng như hạt tiêu, hành tây, tỏi; hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật; tuyệt đối tránh thức ăn đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
BS Sang cho biết hai sai lầm khi con bị sốt mà cha mẹ hay mắc phải:
Sai lầm đầu tiên của phụ huynh là cho con uống không đủ hoặc quá liều. Khi đang khám online cho một số bé, BS Sang gặp rất nhiều cảnh rằng phụ huynh copy toa thuốc của các bé khác. Trong khi đó, trẻ nhỏ có cân nặng khác nhau thì liều khác nhau. Nếu copy đơn thuốc của nhau có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ.
Sai lầm thứ hai của bố mẹ là ủ con. Khi con sốt, bên cạnh uống hạ sốt thì việc quan trọng không kém là giúp quá trình thải nhiệt của bé được tối ưu. Nên hãy mặc thoáng nhất có thể để con nhanh chóng hạ sốt. Nhiêu phụ huynh sợ con bị lạnh nên ủ thật ấm khiến trẻ có thể bị nhiễm lạnh khi hạ sốt do đổ mồ hôi.
Chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19. |
Nếu trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh hãy mua các loại nước muối sinh lý (0.9% NaCl, đừng mua loại 3% hay 10%) về xịt cho con mỗi 2-4 tiếng/lần. Bổ sung nước, điện giải càng tốt thì sẽ loãng đàm nhớt và kết hợp thêm xịt mũi là ổn.
Con nít không khuyến cáo xông các loại lá vì nguy cơ bỏng do nước sôi, chỉ cần xịt nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho con là được
Còn trẻ có biểu hiện đau họng, bác sĩ Sang cho biết cha mẹ hãy thay nước lạnh bằng nước ấm. Nước ấm không giúp chữa đau họng nhưng giúp cho họng dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, trẻ lớn biết súc miệng thì bố mẹ nên nấu nước muối ấm cho con để súc miệng sáng - chiều - tối.
Khi nào con nít kêu đau họng quá thì có thể cho uống nước ấm mật ong - gừng.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy, có thể do trẻ bị Covid-19 hoặc do trẻ bổ sung vitamin C quá nhiều. Nếu trẻ đi ngoài phân lỏng, không xanh xấu, không tanh thì tạm ngưng vitamin C bổ sung.
Nếu tiêu chảy nhiều khiến bé kiệt sức, đi cầu có máu, mùi tanh, xanh xấu… thì đi khám.
'Loạn' thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ phòng Covid-19
Trong vòng 1 tuần qua, khi số ca mắc Covid-19 liên tục đạt đỉnh thì thị trường thuốc, thực phẩm chức năng được quảng cáo giúp phòng bệnh Covid-19 cũng nhảy múa theo.
Lưu ý chăm sóc trẻ mắc Covid-19
BS Sang lưu ý khi sốt trẻ sẽ mất nước nên sẽ mệt hơn. Nếu da trán hay ngực con khô, bố mẹ hãy cho con uống nước điện giải (nước khoáng, oresol…) thật nhiều để con đỡ mệt.
Phụ huynh hãy để con nghỉ ngơi. Những đứa trẻ dương tính sẽ sốt cao trong 3-5 ngày đầu nên cần nghỉ ngơi. Đừng đè con ra lau mát hay ủ nóng con. Cứ để con ngủ và ngủ. Cho con uống sữa hoặc ăn cháo loãng dễ tiêu.
Phụ huynh không nên mất bình tĩnh mà ảnh hưởng tâm lý và tốc độ hồi phục của con. Chỉ nên test khi bắt đầu sốt và lần 2 là 5-7 ngày kể từ ngày bắt đầu sốt.
Nếu trẻ dương tính nhưng không có triệu chứng thì không cần thuốc gì ngoài việc uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều, vệ sinh cá nhân tốt, mở hết tất cả cửa thông thoáng. Nếu dương tính mà có triệu chứng nhẹ - trung bình thì xử trí tại nhà.
Trường hợp cần đưa trẻ vào viện nếu có các dấu hiệu sau:
Thở nhanh và gắng sức. Nếu có máy đo SpO2 thì <95% kèm thở mệt
Lừ đừ, tiếp xúc chậm hoặc lơ mơ
Than đau tức ngực (bé lớn)
Môi, móng tay tím tái
Nôn ói liên tục, không ăn uống được gì
Hoặc bất cứ khi nào bố mẹ thấy không ổn thì có thể đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Khánh Chi
Căn bệnh dễ khiến nam sinh mất 'nhà máy con giống'
Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp cứu cần phải được điều trị sớm, chậm trễ thì bệnh nhân sẽ không giữ được tinh hoàn của mình.
Số F0 tăng phi mã, Hà Nội đã chuẩn bị bao nhiêu giường sẵn sàng đón bệnh nhân?
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện Hà Nội vẫn đang chủ động thu dung bệnh nhân Covid-19. Trong trường hợp số ca nhiễm tăng gấp đôi như hiện nay, thành phố cơ bản vẫn đáp ứng được.
Nhiễm chủng Omicron test nhanh lên '2 vạch' là sắp khỏi?
Có triệu chứng rát họng, ho nhưng test nhanh âm tính, đến khi “hai vạch” thì F0 đó nhiễm Covid-19 chủng Omicron và sắp khỏi?
Cựu F0 cũng thành 'bác sĩ'
Nhiều người sau khi nhiễm Covid-19 lại vội vàng xin đơn thuốc từ những người đã mắc Covid-19 trước, thậm chí họ cũng không phân biệt được thuốc nào nên dùng cho mình.