Ruột bé 11 tháng tuổi lồng chặt, tím đen khiến bác sĩ toát mồ hôi

Đột nhiên xuất hiện quấy khóc từng cơn kèm nôn trớ nhưng người nhà đợi đến sáng mới đưa con 11 tháng tuổi đến viện khiến bác sĩ… toát mồ hôi.

 

Đây là một trong số nhiều trường hợp bệnh nhi từ 6 tháng đến 12 tháng được Bệnh viện đa khoa Hùng Vương cấp cứu, phẫu thuật tháo lồng ruột. Đáng chú ý các bé nhập viện đều trong tình trạng muộn.

Theo đó, bé trai 11 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nôn nhiều, quấy khóc, ưỡn người.

Gia đình bé cho biết vào 1 sáng cùng ngày bé đột nhiên xuất hiện quấy khóc từng cơn kèm theo nôn nhiều. Trước đó, đầu tháng 7 bé có tiền sử lồng ruột và đã tháo lồng bằng hơi.

Nhưng lần này, do con bị nôn trớ vào ban đêm nên gia đình đợi đến sáng mới đưa bé đến bệnh viện cấp cứu.

Ngay khi khám lâm sàng các bác sĩ đã kiểm tra thấy khối lồng vị trí mạn sườn kích, để chắc chắn bé được thực hiện siêu âm ổ bụng xác định chính xác khối lồng ruột cấp tính, thước khoảng 3x15cm.

Bé được chỉ định tháo lồng ruột bằng hơi tuy nhiên thất bại, các bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành phẫu thuật cấp cứu ngay cho bé.

{keywords}
Đoạn ruột bị lồng kép, khối lồng lớn của bệnh nhi 

Bác sĩ Đặng Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện, người trực tiếp thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhi thông tin, bé bị lồng ruột cấp tính tuy nhiên do đến viện muộn nên thủ thuật tháo lồng bằng hơi thất bại chính vì vậy chỉ định phẫu thuật tháo lồng cấp cứu.

Khi thực hiện phẫu thuật các bác sĩ xác định bé bị lồng ruột kép, khối lồng lớn, chặt, khi thực hiện tháo lồng các quai ruột đã tím, các bác sĩ thực hiện đắp huyết thanh ấm và phong bế Novocain, mạc treo. Rất may sau đó, đoạn ruột lồng hồng trở lại.

BS Thanh Hải cảnh báo, lồng ruột là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ em, khi một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận.

Phụ huynh không nên chủ quan và luôn chú ý triệu chứng sức khỏe của con. Đặc biệt với các bé có tiền sử đã bị lồng ruột, nguy cơ tái phát là rất cao.

“Nếu trẻ bị lồng ruột và phát hiện muộn lúc này đoạn ruột lồng đã bị chui sâu vào nhau, dẫn tới sưng nề và gây tắc nghẽn mạch máu, hoại tử ruột, nguy cơ nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng”, BS Thanh Hải nhấn mạnh.

Theo đó, biểu hiện ban đầu của trẻ bị lồng ruột thường đột nhiên bị đau bụng dữ dội, bỏ bú, quấy khóc từng cơn và kèm nôn ói nhiều lần;

Trẻ bỏ ăn, khóc thét và da tím tái cảnh báo việc các khúc ruột đã bắt đầu lồng vào với nhau;

Sau đó trẻ có thể tạm thời nín khóc, ăn uống vui chơi lại bình thường. Tuy nhiên khi cơn đau tái phát, trẻ sẽ ưỡn người, khóc ré, bỏ ăn;

Sau vài giờ, trẻ mệt lả, da dẻ xanh xao, tím tái.

Trẻ bị đi phân có kèm theo máu tươi, da và mô khô tái, mắt trũng, người lạnh;

“Tình trạng này tiếp tục đến 24h không can thiệp sớm thì trẻ sẽ tiếp tục bị nôn ói, thở gấp, mạch nhanh, nhỏ, thở nông, ruột bắt đầu bị hoại tử.

Nếu nhận ra những biểu hiện bất thường trên và nghi ngờ trẻ bị lồng ruột, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý”, BS Thanh Hải thông tin.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh  không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng, cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sĩ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát cần đưa trẻ đến viện khám ngay.  

N. Huyền 

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Đang cập nhật dữ liệu !