Rối loạn 'đèn đỏ' tuổi dậy thì điều trị như thế nào?

Theo các bác sĩ hiện tượng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là hiện tượng phổ biến ở nữ giới nhất là ở giai đoạn dậy thì. 

Cho con tới bệnh viện khám, chị Lê Phượng Hồng (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết con gái chị học lớp 8, bé mới có kinh nguyệt được hơn 1 năm nhưng từ đó đến nay bé thường rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Giai đoạn đầu 2, 3 tháng bé mới có một chu kỳ và thường rong kinh kéo dài từ 10 ngày tới 2 tuần. Chị Hồng nghĩ con ở tuổi dậy thì nên không cho bé đi kiểm tra.

Gần đây, tình trạng kinh nguyệt hàng tháng bé ổn hơn nhưng vẫn bị rong kinh. Mỗi lần tới ngày đèn đỏ, bé mệt mỏi, nhìn người thiếu sức sống. Chị Hồng cho con tới bệnh viện khám bác sĩ cho biết bé bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, nhược sắc.

Trường hợp của Nguyễn N.A. (16 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cũng tương tự. N.A dậy thì từ năm 12 tuổi nhưng tới nay cô bé vẫn khổ sở vì chứng rong kinh. Đến chu kỳ kinh nguyệt, N.A có rất nhiều, kéo dài hơn 7 ngày, có khi 1 tháng có 2 lần, gương mặt lúc nào nhợt nhạt.

Mỗi lần bị nặng vậy, N.A có đi khám bác sĩ nói thiếu máu, thiếu sắt nặng, phải uống thêm sắt và điều trị thuốc ngừa thai để điều hòa kinh nguyệt, siêu âm thấy nội mạc mỏng.

Cứ mỗi đợt điều trị thì ổn được vài chu kì lại tái lại. Việc rong kinh khiến N.A mệt mỏi, thiếu tự tin nhất là khi đi học. 

{keywords}
Trẻ rong kinh tuổi dậy thì điều trị như thế nào? (Ảnh minh họa)

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Bộ môn Sản, trường Đại học Y Dược TP.HCM, rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.

Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết ở tuổi dậy thì, BS Trung cho rằng, giai đoạn này trẻ mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở bé gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen.

Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.

Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết.

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp.

Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, BS Trung cũng khuyến cáo, ở giai đoạn dậy thì các bé gái cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt. Nhiều trẻ có thói quen sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga,… khiến kinh nguyệt bị rối loạn, thường gặp nhất là rong kinh.

Vậy nên ở tuổi dậy thì cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng tốt, tránh để căng thẳng, kích thích tinh thần quá mức vừa giúp tăng chiều cao, phát triển thể lực tốt nhất vừa đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Khánh Chi 

Cơ thể 'bốc mùi' khi bước vào tuổi dậy thì, bác sĩ chỉ cách chữa đơn giản

Cơ thể 'bốc mùi' khi bước vào tuổi dậy thì, bác sĩ chỉ cách chữa đơn giản

Từ khi con dậy thì mồ hôi rất nặng, đặc biệt là vùng nách, mùi hôi như người trưởng thành bị viêm nách nặng. Nách áo lúc nào cũng vàng, quần áo con thay ra mẹ thường phải giặt nước nóng, ngâm xả nhiều lần mới hết mùi. 

Thấy con cao lớn chưa kịp mừng đã 'đứng hình' khi biết thủ phạm thực sự

Thấy con cao lớn chưa kịp mừng đã 'đứng hình' khi biết thủ phạm thực sự

Trong vòng hơn 1 năm thấy con cao hơn các bạn cùng trang lứa hẳn gần cái đầu, cha mẹ của bé T. rất vui mừng nhưng bất ngờ thấy bộ phận sinh dục của con cũng 'lớn nhanh'.

Con gái 14 tuổi mới dậy thì có dùng cốc nguyệt san được không?

Con gái 14 tuổi mới dậy thì có dùng cốc nguyệt san được không?

Gần đây con xin phép mẹ cho con dùng tampon (cốc nguyệt san) vì con nghĩ sẽ thoải mái, sạch sẽ hơn rất nhiều. Mình chỉ e ngại con còn nhỏ, nếu dùng tampon sớm thì có bị ảnh hưởng đến màng trinh hay không? 

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Căn bệnh 'tử thần thời 4.0', mỗi năm có 200.000 người Việt mắc phải

Mỗi năm, khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ tại Việt Nam, chủ yếu trên 65 tuổi. Người bệnh có thể bị yếu liệt, tê, mất cảm giác, mất thị lực, ngôn ngữ, hôn mê tùy vào phần não bị tổn thương.

Vì sao người trẻ tuổi lại bị rụng tóc nhiều?

Ngoài hóa chất, thói quen cột chặt tóc, những yếu tố nào khiến một số người chưa đến tuổi trung niên đã bị rụng nhiều tóc?

'Mắc sốt xuất huyết, tôi tưởng mình không qua khỏi'

So với mọi năm, dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội có xu hướng gia tăng bất thường, nhiều bệnh nhân phải nhập viện.

Người đàn ông có chiếc lưỡi kỳ dị sau khi dùng thuốc kháng sinh

Lưỡi của nam bệnh nhân người Mỹ chuyển sang màu xanh và mọc lông sau khi ông uống thuốc kháng sinh.

Bệnh nhân đau ruột thừa nhập viện, bác sĩ phẫu thuật cắt buồng trứng

Một bệnh nhân ở Bình Dương nhập viện được chẩn đoán đau ruột thừa. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ lại cắt buồng trứng khiến gia đình bức xúc.

Các món yêu thích của cụ bà 103 tuổi vẫn lái thuyền ra khơi

Suốt 95 năm qua, bà Oliver vẫn dậy sớm ra biển đánh bắt tôm hùm. Bữa ăn yêu thích của bà luôn có món hải sản này kèm theo bánh ngọt, đậu nướng.

Đang cập nhật dữ liệu !