Quốc gia hưởng lợi từ ‘cuộc chia tay’ của Nga – Mỹ vì Ukraine

Hàng loạt công ty Mỹ và châu Âu dừng hợp tác hoặc nhập khẩu hàng hóa của Nga giúp Ấn Độ có cơ hội mở rộng kinh doanh và mua hàng chiết khấu.

Đại sứ Nga tại New Delhi nhấn mạnh các công ty Ấn Độ có thể thay thế vị trí của một số doanh nghiệp dược phương Tây đã dừng hoạt động ở Nga.

Chia sẻ với kênh truyền hình Rossiya 24 hôm 18/3, đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov cho rằng các công ty dược của Ấn Độ có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh mới ở Nga, do nhiều công ty châu Âu và Mỹ hợp tác làm ăn trên lãnh thổ Nga đã dừng hoạt động sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

{keywords}
Ấn Độ tăng cường nhập dầu của Nga do được mua với giá chiết khấu. (Ảnh: AP)

Ông Alipov nhấn mạnh Ấn Độ hiện là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc gốc của nhiều hãng thuốc nổi tiếng. Đại sứ Nga còn nhận định Ấn Độ hiện là “thế giới dược phẩm”.

“Việc nhiều công ty phương Tây rút khỏi thị trường Nga đã tạo ra chỗ trống trong nhiều ngành công nghiệp mà các công ty Ấn Độ có thể lấp đầy cụ thể là dược phẩm”, ông Alipov nhấn mạnh thêm, Ấn Độ “đã có thời gian dài và tích cực hiện diện ở thị trường Nga” bao gồm các doanh nghiệp liên doanh sản xuất thuốc.

Lời bình luận của đại sứ Alipov được đưa ra sau khi hàng loạt công ty dược phẩm phương Tây như Pfizer, Eli Lilly và Sanofi thông báo dừng hoạt động “không thiết yếu” tại Nga do cuộc chiến ở Ukraine.

Một tập đoàn từng hoạt động ở Nga cho hay họ sẽ “không tiến hành các cuộc thử nghiệm y khoa mới tại Nga” do cuộc chiến của Nga ở Ukraine và “tình trạng chết chóc mà Nga tạo ra”.

Song một số công ty khẳng định sẽ không hoàn toàn rút khỏi Nga. Điển hình, Pfizer nói vẫn duy trì cam kết “cung cấp các loại thuốc cần thiết cho những bệnh nhân đang tham gia vào quá trình thử nghiệm y khoa”.

Hay Eli cũng cho biết tiếp tục chuyển một số loại thuốc cho Nga, dù tập đoàn đã cho dừng “toàn bộ hoạt động đầu tư, quảng cáo và thử nghiệm mới”.

Trong khi đó, New Delhi đang chịu sức ép từ phương Tây về việc cắt đứt mối quan hệ thương mại với Moscow. Song thực tế, hồi đầu tuần này, Ấn Độ đã ký các thỏa thuận nhập khẩu dầu thô của Nga với giá chiết khấu, bất chấp Mỹ và nhiều nước châu Âu đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt.  

Ngoài Ấn Độ, Trung Quốc cũng được yêu cầu tránh xa Nga. Song Bắc Kinh đã lên tiếng chỉ trích và cho rằng làn sóng áp đặt lệnh trừng phạt sẽ không có ý nghĩa và vi phạm luật pháp quốc tế.

Liên quan tới thỏa thuận mua bán dầu thô giữa Nga và Ấn Độ, Tập đoàn dầu khí Hindustan (HPCL) thuộc sở hữu của chính phủ Ấn Độ đã đặt mua 2 triệu thùng dầu của Nga giao trong tháng Năm. Đây là số dầu được nhà buôn Vitol châu Âu bán.

Cũng vào đầu tuần này, Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ (IOC) đã đặt mua 3 triệu thùng dầu thô Urals của Nga với mức chiết khấu từ 20 - 25 USD/thùng để giao hàng vào tháng Năm.

Ngoài ra, một công ty khác của Ấn Độ là Mangalore Refinery and Petrochemicals Ltd (MRPL) cũng được cho đã mua 1 triệu thùng dầu thô của Nga với mức giá chiết khấu tương tự.

Trái lại, một số quốc gia đang tránh mua dầu của Nga vì lo ngại các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Trong khi đó, Nga đã cho giảm giá bán dầu.

Trong bài phát biểu hôm 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga do cuộc chiến ở Ukraine.

Trước đó một ngày, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cảnh báo chính sách cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga có thể dẫn tới những hậu quả "khủng khiếp" đối với thị trường toàn cầu. Bởi giá dầu có thể tăng lên đến 300 USD/thùng.

Bất chấp áp lực từ phía Washington, New Delhi đã từ chối yêu cầu dừng mua dầu của Nga. Cụ thể, trong tuyên bố hôm 18/3, Ấn Độ cho rằng sự phụ thuộc vào hoạt động nhập khẩu năng lượng của nước này không nên bị "chính trị hóa”, bởi ngay cả các nước độc lập về dầu mỏ hoặc vẫn nhập khẩu các sản phẩm của Nga cũng “không thể chắc chắn về chuyện hạn chế kinh doanh với Nga”.

Ấn Độ hiện là khách hàng tiêu thụ năng lượng lớn thứ 3 trên thế giới khi nhập khẩu khoảng 80% dầu thô để sử dụng trong nước. Nhưng chỉ khoảng 3% tổng khối lượng dầu thô nhập khẩu của Ấn Độ đến từ Nga.

Trong tuần này, OPEC dự đoán nhu cầu dầu của Ấn Độ có khả năng tăng hơn 8% vào năm nay, trong bối cảnh nền kinh tế nước này tăng trưởng ổn định. Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất, OPEC cũng cho biết giá năng lượng tăng xuất phát từ những căng thẳng địa chính trị gần đây có thể tạo thêm áp lực lên cán cân của Ấn Độ.

Do đó, Ấn Độ cho biết họ sẽ “rất vui” khi mua được dầu cũng như nhiều mặt hàng khác từ Nga với mức giá chiết khấu lớn, sử dụng đồng nội tệ của Ấn Độ và Nga để thực hiện giao dịch nhằm tránh phải sử dụng đồng USD, cũng như các lệnh trừng phạt liên quan, Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Ấn Độ.

Một quan chức ở Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng cho biết New Delhi “đang tận dụng mọi khả năng” để đảm bảo an ninh năng lượng.

Bị áp đặt lệnh trừng phạt, tỷ phú Nga Abramovich đang ở đâu?

Bị áp đặt lệnh trừng phạt, tỷ phú Nga Abramovich đang ở đâu?

Máy bay của tỷ phú Nga Abramovich đã có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngay sau khi ông được nhìn thấy xuất hiện tại sân bay của Israel. 

Minh Thu (lược dịch)

Được bồi thường 5,5 triệu USD vì hơn 16 năm thụ án oan hiếp dâm ở Mỹ

Bang New York, Mỹ vừa nhất trí bồi thường 5,5 triệu USD cho một người đàn ông đã phải ngồi tù 16 năm rưỡi vì bị kết án oan hiếp dâm nhà văn Alice Sebold thời trẻ.

Hé lộ cách giúp ông Trump có thể thoát bị truy tố

Giới quan sát cho rằng, nếu bị truy tố ở New York, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể vận dụng trường hợp tương tự của John Edwards, chính khách Dân chủ từng 2 lần chạy đua vào Nhà Trắng, để thoát nạn.

Thủ tướng Israel hoãn cải cách tư pháp

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tạm dừng kế hoạch cải cách tư pháp gây tranh cãi sau khi các cuộc đình công và biểu tình phản đối nổ ra khắp cả nước.

Lý do Tổng thống Pháp tháo đồng hồ đắt tiền trong buổi phỏng vấn truyền hình

Được cho là âm thầm tháo đồng hồ đắt tiền để tránh bị phát hiện là “tổng thống của người giàu”, tổng thống Pháp bị người dân thể hiện sự phẫn nộ trên mạng xã hội.

Trung Quốc nói Mỹ ‘tiêu chuẩn kép’ trong vụ điều tra Dòng chảy phương Bắc

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết, Mỹ không ngừng nỗ lực tiến hành điều tra chống lại nhiều nước đang phát triển, nhưng với Dòng chảy phương Bắc, họ đang hành động bí mật, đây rõ ràng là “tiêu chuẩn kép”.

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu thăm Trung Quốc đại lục

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 27/3 tới thăm Trung Quốc đại lục. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) tới đại lục kể từ năm 1949.

"Bom dân số" thế giới không phát nổ như lo ngại

Một nghiên cứu mới cho thấy, "bom dân số" thế giới có thể không bao giờ nổ như lo ngại. Dân số có thể đạt đỉnh sớm hơn và thấp hơn so với dự báo trước đây.

Lebanon náo loạn vì đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ

Không chỉ hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, dân Lebanon đang phải đối mặt với một thách thức mới khi đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ khác nhau.

Giao thông Đức tê liệt vì đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ

Các sân bay, nhà ga xe buýt và tàu hỏa trên khắp nước Đức đã ngừng hoạt động sáng 27/3 vì một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Hút thuốc trong giờ làm, công chức Nhật bị giảm lương, phạt tiền

Ba công chức làm việc cho chính quyền tỉnh Osaka, Nhật vừa phải chịu những biện pháp xử phạt nghiêm khắc khi bị phát hiện ra ngoài hút thuốc trong giờ làm việc nhiều hơn bình thường.

Đang cập nhật dữ liệu !